DANH NHÂN VIỆT.
là bài viết xuất sắc của nhà văn, nhà báo Ngô Minh trên blog Quà tặng xứ mưa. Tôi thật tâm đắc với đánh giá chí lý của anh. Xin trân trọng được lưu giữ bài báo này cùng các thông tin về
trên trang Chùa Hoa Nghiêm nhân ngày 7 tháng 5 năm 2014 kỹ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và ngày
khởi đầu Đại lễ Phật đản VESAK Phật lịch 2558 năm 2014.
Thiên
tài quân sự của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bắt đầu từ trận
Phay Khắt, Nà Ngần đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn 1975có
thể kể trong hàng ngàn trang sách. Có thể nói có một minh triết quân sự Võ Nguyên Giáp . Vậy Minh triết Võ Nguyên Giáp là gì ? Cái gốc minh triết Võ Nguyên Giáp là ba yêu tố cốt lõi hợp thành : Lấy dân làm gốc- lòng yêu nước–Chiến tranh nhân dân.
Đó là tư tưởng “dân là gốc” của Trần Hưng Đạo ,Nguyên Trãi, Quang Trung
, Hồ Chí Minh …được Đại tướng vận dụng, quán xuyến trong mọi suy nghĩ
và hành động của mình Từ minh triết “lấy dân làm gốc”,lấy ít đánh nhiều lấy yêu thắng mạnh,
Võ Nguyên Giáp đã đi đến những quyết định, những “điểm huyệt” trong tư
duy quân sự vô cùng tài tình và hiệu quả. Ví dụtrong chiến dịch Biên
giới năm 1950, kế hoạch là đánh thị xã Cao Bằng. Nhưng sau khi thị sát
tình hình, Đại tướng đã quyết định đánh Đông Khê ở nam thị xã Cao Bằng
45 km. Đánh Đông Khi thì Cao Bằng bị cô lập. Đó chính là “điểm huyệt”.
Nghĩa là Võ Nguyên Giáp không đánh Cao Bằng mà giải phóng được Cao
Bằng, mở thông biên giới. Hay trong Chiến dịch Tổng tiền công mùa xuân
năm 1975, Minh triết Võ Nguyên Giáp đã nhận ra Ban Mê Thuột
chính là điểm huyệt, nên Đại tướng đã quyết định đánh Buôn Ma Thuột .
Và chính quyền Sài Gòn đã sụp đổ như quân bài đô mi nô chỉ mấy tháng
sau đó.
Sau một đêm thức trắng, sáng hôm sau (26/1), với nắm ngải cứu buộc trên
đầu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang gặp trưởng đoàn cố vấn Vi Quốc
Thanh. Ông thẳng thắn nói lên những suy nghĩ của mình hơn 10 ngày qua,
nêu lên những khó khăn về chiến thuật mà bộ đội ta chưa có điều kiện
khắc phục và khẳng định đánh nhanh không đảm bảo thắng lợi. Cuối cùng
ông nói rõ ý định tạm hoãn cuộc tiến công, kéo pháo ra, thu quân về vị
trí tập kết, chuẩn bị lại từ đầu để đánh theo phương châm đánh chắc tiến
chắc. Trong buổi họp Đảng uỷ Mặt trận sáng hôm đó, Bí thư Võ Nguyên
Giáp thấy lúc đầu, mỗi đồng chí Đảng ủy viên đều có lý do để bảo vệ ý
kiến của mình, mà đều là những ý kiến không thuận, vẫn muốn tiến đánh để
tư tưởng chiến sĩ không hụt hẫng.
Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Võ Nguyên Giáp đề nghị các đồng chí Đảng uỷ
viên hãy vì trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và quân đội, hãy tự
mình trả lời một câu hỏi cốt lõi lúc này là đánh như vậy có 100% chắc
thắng hay không ? Kết thúc buổi họp, Bí thư Đảng ủy Võ Nguyên Giáp yêu
cầu từng thành viên trong Đảng ủy phải làm cho lãnh đạo các đại đoàn
đồng tâm nhất trí thay đổi cách suy nghĩ và hành động cho phù hợp với
tình hình mới. Ông sẽ thay mặt Đảng ủy báo cáo và đề nghị Trung ương
động viên hậu phương dốc toàn lực cùng bộ đội ở tiền tuyến khắc phục mọi
khó khăn để giành thắng lợi trọn vẹn cho chiến dịch.
Sau gần 2 tháng “kéo pháo ra” rồi lại :kéo pháo vào”, 17 giờ 6 phút
ngày 13-3-1954, tại Sở Chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng, mệnh lệnh nổ
súng mở màn chiến dịch tiến công cứ điểm Điện Biên Phủ được đồng chí Tư
lệnh chiến dịch Võ Nguyên Giáp truyền đi qua máy điện thoại. 21 giờ 30
phút, ngày 7-5-1954, Bác Hồ và Bộ Chính trị đã nhận bức điện của Ðại
tướng Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh kiêm Bí thư Ðảng ủy chiến dịch. qua hệ
thống vô tuyến điện, báo cáo “Quân ta đã đại thắng tại Điện Biên Phủ“.
Như vậy toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã rơi vào chiếc thòng lòng
”đánh chắc tiến chắc” bằng đánh lấn, bằng hệ thống giao thông hào mà Đại
tường Võ Nguyên Giáp đã giăng ra.
|
Quân đội nhân dân Việt Nam đánh chiếm trung tâm phòng ngự của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (7-5-1954)
|
. |
|
Tham chiến |
Liên hiệp Pháp
Không tuyên bố
Du kích H'Mông Lào
Hoa Kỳ |
Quân đội nhân dân Việt Nam
Không tuyên bố
Các cố vấn quân sự Trung Quốc[2] |
Chỉ huy |
Christian de Castries
Pierre Langlais |
Võ Nguyên Giáp
Lê Trọng Tấn
Chu Huy Mân
Vương Thừa Vũ
Hoàng Minh Thảo
Lê Quảng Ba
Song Hào |
|
|
Lực lượng |
16 tiểu đoàn bộ
binh, 7 đại đội bộ binh, pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy
bay. Quân số ban đầu là 10.814 người. Sau được tăng viện 4291 người. Tại
thời kỳ cao điểm lên tới khoảng 16.200 người. Chưa kể khoảng 3000 PIM
(culi).
Khoảng 420 máy bay yểm trợ (có 37 phi công Mỹ tham gia), thả 4.000 tấn hàng và 5.000 tấn bom.
Pháo binh bắn yểm trợ hơn 110.000 viên đạn pháo. |
10 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh và pháo binh.
Lúc đầu có 55.000, sau tăng cường thêm khoảng 4 đến 10.000 người.
230.000 dân công vận tải hậu cần.
Pháo binh bắn yểm trợ 20.700 viên đạn pháo. |
Tổn thất |
1.747 đến 2.293 tử trận,
1.729 mất tích,
5.240 đến 6.650 bị thương,
11.721 bị bắt[3]
Hoa Kỳ: 2 phi công thiệt mạng
10 xe tăng, hàng trăm xe vận tải bị phá hủy hoặc bị thu giữ
62 máy bay bị bắn rơi, 186 máy bay bị hư hại |
4.020 tử trận,
9.118 bị thương,
792 mất tích[4]
Nguồn Phương Tây: ước tính khoảng 8.000 người tử trận và 15.000 bị thương[5][6] |
. |
|
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất
[7] trong
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo
Mường Thanh,
châu Điện Biên, tỉnh
Lai Châu (nay thuộc
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh
Điện Biên), giữa
Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội
Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng
viễn chinh Pháp,
lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và
Quân đội Quốc gia Việt Nam).
Đây là
chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc
kháng chiến chống Pháp 1945 –
1954 của
Việt Nam. Bằng
thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào
tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận.
[8] Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN.
[9] Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của
Hoa Kỳ[9], và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.
[10]
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước
thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một
cường quốc châu Âu. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với
thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới
phương Tây,
[8] đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa
Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm
[8] và rút ra khỏi
Đông Dương, các thuộc địa ở
Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước
châu Phi đã giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.
Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được
xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ
lực tái gây dựng thuộc địa
Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi
Thế chiến thứ hai kết thúc
[9][11], qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của
chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới.
Kế hoạch của hai bên
Kế hoạch Navarre
Đến cuối năm
1953,
Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 9 năm, quân Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường. Trong khi đó,
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập được quyền kiểm soát vững chắc tại nhiều khu vực rộng lớn ở
Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng... và nhiều khu vực ở
đồng bằng Bắc bộ. Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương và đã phải cầu viện sự trợ giúp của
Hoa Kỳ.
Kết quả là tới năm 1954, 78% chiến phí của Pháp ở Đông Dương là do
Hoa Kỳ chi trả. Tới năm 1953, viện trợ Mỹ cả kinh tế và quân sự đã lên
tới 2,7 tỷ trong đó viện trợ quân sự là 1,7 tỷ đôla, năm 1954 Mỹ viện
trợ thêm 1,3 tỷ đô la nữa. Tổng cộng Mỹ đã cung cấp cho Pháp trên 40 vạn
tấn vũ khí, gồm 360 máy bay, 347 tàu thuyền các loại, 1.400
xe tăng và
xe bọc thép, 16.000 xe vận tải, 17,5 vạn súng cá nhân.
Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều
có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình
không cần sự chấp thuận của Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp. Sự
phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng
Henri Navarre than phiền trong hồi ký:
"Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ."[12]
Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được
để chấm dứt cuộc chiến nhưng mặt khác họ muốn duy trì quyền lợi tại Đông
Dương. Cuộc chiến sang năm thứ 9 đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất
là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ.
Các lãnh đạo Việt Minh nhận định việc Mỹ trực tiếp can thiệp vào
chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian 1-2 năm. Việt Minh cũng dự đoán, nếu tình hình
Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ dồn những nỗ lực
chống Cộng vào Đông Dương.
Ngày
24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ
Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm được
Tổng thống Dwight D. Eisenhower mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Eisenhower quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để
"tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự".
Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được
chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông
Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí,
trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.
Pháp bổ nhiệm tổng chỉ huy
Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh
[13]. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:
- Bước thứ nhất: Thu Đông 1953 và Xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc,
tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với
cuộc tiến công của Việt Minh; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam
nhằm chiếm đóng 3 tỉnh ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc
mở rộng Quân đội Quốc gia Việt Nam (QGVN) và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực Việt Minh.
- Bước thứ hai: Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục
tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên
chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc Việt Minh phải
chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân cơ
động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực Việt
Minh.
Để thực hiện kế hoạch này, người Pháp cho tiến hành xây dựng và tập trung
lực lượng cơ động lớn, mở rộng lực lượng phụ lực quân (
Forces suppletives) bản xứ và
Quân đội Quốc gia Việt Nam,
càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở vùng
Khu V, Navarre được chính phủ Pháp cấp thêm cho 9 tiểu đoàn tinh nhuệ.
Điều quan trọng hơn,
Kế hoạch Navarre được Mỹ tán thành.
Viện trợ Mỹ tăng vọt, chiếm đại đa số
chi phí chiến tranh của Pháp.
[14]
Kế hoạch Navarre chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính
Edgar Faure nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ
Franc. Ở
Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như
Hội đồng Quốc phòng Mỹ,
người ta bàn nên bớt cho Navarre nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong
kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu, nhưng Pháp không muốn bỏ Lào.
Thống chế Alphonse Juin,
người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ
Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của
Lào, đồng thời lưu ý
Liên Xô và
Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu
Lào bị chiếm. Navarre xác nhận nếu QĐNDVN đánh
Thượng Lào
thì ông không thể đương đầu được, Navarre yêu cầu chính phủ ra chỉ thị
rõ rệt nếu trường hợp đó xảy ra. Điều đó liên quan mật thiết đến việc
xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau này.
Chiến cục Đông-Xuân 1953-1954
-
Trước mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt
lên khá xa. Tổng quân số của Pháp là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu
Phi (33%) và 299.000 quân Việt (67%). Tổng quân số của QĐNDVN là 252.000
người. Như vậy, quân Pháp đông hơn 193.000 người. Chỉ riêng lực lượng
phụ lực quân bản xứ do các sĩ quan Pháp chỉ huy cũng đã đông hơn 47.000
người.
Lực lượng cụ thể 2 bên lúc này như sau:
- Về bộ binh, Pháp có 267
tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25
tiểu đoàn; quân phụ lực bản xứ có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10
trung đoàn,
6 tiểu đoàn và 10 đại đội; quân phụ lực bản xứ có 1 trung đoàn và 7 đại
đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; quân phụ lực bản xứ có 25 máy
bay thám thính và liên lạc. Về hải quân, Pháp có 391 tàu; quân phụ lực
bản xứ có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng QĐNDVN vẫn đơn
thuần là bộ binh, gồm 6
đại đoàn, 18
trung đoàn
và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, QĐNDVN có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4
đại đội. Về phòng không, QĐNDVN có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
- Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, QĐNDVN có tổng cộng 127 tiểu đoàn
so với 267 tiểu đoàn của Pháp. Biên chế tiểu đoàn của QĐNDVN là 635
người; biên chế tiểu đoàn Pháp từ 800 - 1.000 người.
Về viện trợ, từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954, Việt Minh nhận
được từ Liên Xô, Trung Quốc tổng cộng 21.517 tấn các loại, trị giá 34
triệu đôla. Giá trị này chỉ bằng 0,85% lượng viện trợ mà Mỹ cấp cho
Pháp.
Pháp tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng thế trận
chiến tranh nhân dân
của QĐNDVN đã làm cho Pháp phải phân tán trên khắp các chiến trường.
Không những Pháp không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh
quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào
các đại đoàn chủ lực QĐNDVN trên miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn,
thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82
tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Già nửa lực
lượng cơ động Pháp, 44 tiểu đoàn, phải tập trung trên miền Bắc để đối
phó với chủ lực QĐNDVN. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến
trường Bắc Bộ, lực lượng QĐNDVN mới bằng 2/3 lực lượng Pháp (76 tiểu
đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì
lực lượng QĐNDVN đã vượt hơn về số tiểu đoàn (56/44).
Cuối tháng 8 năm 1953,
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam báo cáo với
Tổng quân ủy một bản kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địch hậu phá tan âm mưu bình định của địch, phá kế hoạch mở rộng quân ngụy Việt.
- Bộ đội chủ lực dùng phương thức hoạt động thích hợp tiêu diệt từng
bộ phận sinh lực địch, có thể tác chiến lớn trên chiến trường đồng bằng
để rèn luyện bộ đội.
- Có kế hoạch bố trí lực lượng tiêu diệt địch khi chúng đánh ra vùng tự do.
- Tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các chiến trường khác để phân tán chủ lực địch.
Trong cuộc họp, Chủ tịch
Hồ Chí Minh tổng kết:
"Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn."
Theo đó QĐNDVN sẽ mở một loạt chiến dịch tại nhiều vùng để phân tán
binh lực địch, không cho quân Pháp co cụm tạo thành một lực lượng cơ
động đủ mạnh để xoay chuyển tình thế.
- Trên chiến trường Bắc Bộ, sẽ mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt quân Pháp còn chiếm đóng Lai Châu, uy hiếp quân Pháp ở Thượng Lào.
- Hướng thứ hai, là Trung Lào.
- Hướng thứ ba, là Hạ Lào, đề nghị quân Pathet Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam mở cuộc tiến công vào hai hướng này, nhằm tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai.
- Hướng thứ tư, là bắc Tây Nguyên.
- Vùng tự do ba tỉnh Liên khu 5 sẽ là mục tiêu chính những cuộc tiến công đánh chiếm của Pháp trong mùa khô này, cần chuẩn bị sẵn sàng đón đánh.
Thiết lập "Con nhím" Điện Biên Phủ
-
Quân đội viễn chinh Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ
Hội chứng Thượng Lào, trong đó có kinh đô
Luông Phabăng, luôn luôn ám ảnh Navarre. Nếu cả miền cực Bắc Đông Dương rơi vào quyền kiểm soát của
Việt Minh
sẽ là một nguy cơ lớn cho cuộc chiến tranh. Nó sẽ mang lại những ảnh
hưởng chính trị tai hại, vì nước Pháp bất lực trong việc bảo vệ các quốc
gia liên kết. Tướng
René Cogny, Tư lệnh Bắc Bộ, nhiệt liệt tán đồng ý kiến này.
Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở Tây Bắc Việt Nam. Dài 15 km, rộng 5 km, giữa thung lũng có
sông Nậm Rốm chảy qua cánh đồng do
người Thái
cầy cấy. Một sân bay bỏ phế từ lâu, có từ thời Nhật, nằm dọc theo sông
Nậm Rốm về phía bắc lòng chảo. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km về phía
tây, cách
Lai Châu
80 km về phía nam. Xung quanh là núi đồi trập trùng bao quanh tứ phía,
rừng già khắp nơi làm chỗ ẩn náu dễ dàng cho quân du kích. Cũng như
Lai Châu và
Nà Sản, Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ tây bắc Lào và thủ đô
Vạn Tượng
(Luang Prabang). Tướng Cogny nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ
binh - không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là "chiếc chìa khoá"
của Thượng Lào.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc
Việt Nam, kiểm soát liên thông với
Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công và, theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó.
Ngày
2 tháng 11 năm
1953, Navarre đã chỉ thị cho Cogny từ ngày 15 đến ngày
20 tháng 11, chậm nhất là ngày
1 tháng 12,
phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ
cho Thượng Lào. Cuộc hành binh đánh chiếm Điện Biên Phủ có bí danh là
"Hải Ly" (Cuộc hành quân Castor), chỉ huy là tướng
Jean Gilles.
Ngày
20 tháng 11, lúc 11 giờ sáng, 63 chuyến máy bay
C-47 Dakota thả 3.000 lính dù và chiến cụ xuống Điện Biên Phủ. Thiếu tá
Marcel Bigeard và Tiểu đoàn 6 Dù thuộc địa (6e BPC) nhảy xuống điểm DZ (dropping zone) Tây Bắc, Thiếu tá
Jean Bréchignac
và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Dù nhẹ số 1 (II/1er RCP) nhảy xuống điểm DZ
phía nam. Tiểu đoàn của Bigeard nhảy trúng khu vực có 1 tiểu đoàn QĐNDVN
đang tập dượt nên bị chống cự mãnh liệt. Máy bay Pháp phải yểm trợ đến 4
giờ chiều QĐNDVN mới rút lui với tổn thất vài chục người. Pháp thiệt
hại 16 người chết, 47 bị thương.
Hai ngày sau, ngày 21 và
22 tháng 11, liên tiếp 3 tiểu đoàn Dù nữa được thả xuống cùng với một đại đội pháo binh. Ngày
24 tháng 11,
phi đạo được sửa chữa xong, phi cơ lại đáp xuống được. Vậy là từ ngày
20 tới ngày 22 tháng 11 năm 1953, Pháp đã ném xuống cánh đồng
Mường Thanh 6 tiểu đoàn dù, khoảng 4.500 quân.
Ngày
3 tháng 12 năm 1953, Navarre đã quyết định
"chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ".
Phương Tây coi đây là một sự chuyển hướng có tính chiến lược của
Navarre, vì Điện Biên Phủ không nằm trong kế hoạch mùa khô 1953 - 1954.
Ngày 7 tháng 12,
Đại tá Christian de Castries
được Cogny và Navarre chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương
đầu với một cuộc tiến công. Có người hỏi Navarre vì sao lại trao quyền
chỉ huy Điện Biên Phủ đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá?
Navarre trả lời:
"Cả tôi lẫn Cogny đều không trông lon mà xét người
nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định:
trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn
Castries".
Ngày
15 tháng 12, lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn. Ngày
24 tháng 12,
Navarre tới Điện Biên Phủ dự lễ Giáng sinh với quân đồn trú. Tại Điện
Biên Phủ, một tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện, chạy suốt chiều dài cánh
đồng
Mường Thanh, hai bên bờ sông Nậm Rốm.
Sau này có những ý kiến chỉ trích các tướng lĩnh Pháp đã
"mắc một lỗi sơ đẳng"
khi thiết lập một căn cứ ở nơi quá xa xôi hẻo lánh, dễ bị bao vây cô
lập để rồi bại trận. Nhưng ở vào thời điểm đó, với những yêu cầu
chiến lược và
chính trị của Pháp trong cuộc chiến (phải giữ bằng được
Lào), thì việc thiết lập này là yêu cầu tất yếu và không thể khác được, như Navarre đã viết:
"Có cần bảo vệ Lào hay không? Tôi thì chỉ còn một cách chấp nhận phương án chiến đấu ở Điện Biên Phủ.”[15].
Hơn nữa, các chỉ huy Pháp tin rằng lợi thế công nghệ vượt trội và sự
trợ giúp của Mỹ sẽ giúp họ đánh bại được QĐNDVN vốn có trang bị thô sơ
hơn nhiều.
Jean Pouget sĩ quan tùy tùng của Tổng chỉ huy Navarre, viết:
"...có
thể khẳng định là không một ai trong số hơn 50 chính khách, các tướng
lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã phơi bày
sẵn...". Tướng Navarre viết:
“Theo ông de Chevigné vừa ở đó về 2-3 “thật là bất khả xâm phạm. Vả lại, họ không dám tiến công đâu.”. Tướng Cogny thì tin tưởng:
“Chúng ta đến đây là buộc Việt Minh phải giao chiến, không nên làm gì thêm để họ phải sợ mà lảng đi”[15]
Đại tướng
Võ Nguyên Giáp nhận xét:
“Tới
lúc này, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ vẫn có thể mở một con đường rút
lui. Vì sao Navarre không làm điều đó khi thấy nguy cơ một trận đánh sẽ
xảy ra? Theo tôi, Navarre vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò "chiếc
nhọt tụ độc" trên miền Bắc.”. Theo đó, Điện Biên Phủ ra đời nhằm thu
hút chủ lực QĐNDVN, tại đó Pháp sẽ dùng ưu thế hỏa lực vượt trội để
tiêu diệt. Nhưng thực ra, Navarre đã bị cuốn theo các hoạt động trong
Chiến cục đông-xuân 1953-1954 của QĐNDVN mà ông không hề biết. Trận đánh xảy ra không bất ngờ mà nó đã nằm trong dự tính của QĐNDVN về một
thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.
Quyết tâm của Việt Nam
Về phía Việt Nam, kể từ sau năm
1950 do nối thông
biên giới với
Trung Quốc, lại được sự viện trợ quân sự to lớn của
Trung Quốc và
Liên Xô, QĐNDVN đã lớn mạnh rất nhiều, với các
sư đoàn (đại đoàn)
bộ binh và các
trung đoàn pháo binh,
công binh đã có kinh nghiệm đánh tiêu diệt cấp
tiểu đoàn của quân Pháp trong phòng ngự kiên cố.
Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt
kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận
quyết chiến chiến lược của QĐNDVN.
Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm:
"Tiêu
diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong
chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương."
Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt:
- Đợt 1: Đại đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu
và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn
chỉnh một thời gian khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh
Điện Biên Phủ.
- Đợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian đánh Điện Biên Phủ ước
tính 45 ngày. Nếu Pháp không tăng cường thêm nhiều quân, có thể rút ngắn
hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1954. Đại bộ phận lực
lượng sẽ rút, một bộ phận ở lại tiếp tục phát triển sang Lào cùng với bộ
đội Lào uy hiếp Luông Pha Bang.
Tương quan lực lượng
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Lực lượng QĐNDVN tham gia gồm 11
trung đoàn bộ binh thuộc các
đại đoàn bộ binh (304, 308, 312, 316), 1
trung đoàn công binh, 1
trung đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu), 1 trung đoàn pháo binh 75 ly (24 khẩu) và
súng cối 120 ly (16 khẩu), 1 trung đoàn
cao xạ
24 khẩu 37 ly (367)(sau được tăng thêm một tiểu đoàn 12 khẩu) vốn là
phối thuộc của đại đoàn công pháo 351 (công binh – pháo binh).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm
Tư lệnh chiến dịch.
Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm
Tham mưu trưởng chiến dịch.
Thiếu tướng Đặng Kim Giang làm Chủ nhiệm cung cấp chiến dịch. Ông
Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.
Quân đội Liên hiệp Pháp
Sơ đồ bố trí của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ vào tháng 3 năm
1954. Vị trí các cụm cứ điểm của Quân đội Pháp nằm trên các ngọn đồi được gia cố hệ thống phòng thủ. (màu xanh).
Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12
tiểu đoàn và 7
đại đội bộ binh (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội
lính nhảy dù), 2 tiểu đoàn
pháo binh
105 ly (24 khẩu - sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu nguyên vẹn và cho đến
ngày cuối cùng được thả xuống rất nhiều bộ phận thay thế khác), 1 đại
đội pháo 155 ly (4 khẩu), 2 đại đội
súng cối 120 ly (20 khẩu), 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội
xe tăng 18 tấn (10 chiếc
M24 Chaffee của Mỹ), 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1
phi đội máy bay gồm 14 chiếc (7
máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng). Lực lượng này gồm khoảng 16.200 quân được tổ chức thành 3 phân khu:
- Phân khu Bắc: Him Lam – Béatrice, Độc Lập – Gabrielle, Bản Kéo –
Anne Marie 1, 2. Đồi Độc lập có nhiệm vụ án ngữ phía bắc, ngăn chặn con
đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Trung tâm đề kháng Him Lam, tuy
thuộc khu trung tâm, nhưng cùng với các vị trí Đồi Độc lập, Bản Kéo là
những vị trí ngoại vi đột xuất án ngữ phía đông bắc, ngăn chặn tiến công
từ hướng Tuần Giáo vào.
- Phân khu Trung tâm: Các điểm cao phía đông – Dominique, Eliane, sân bay Mường Thanh,
và các cứ điểm phía tây Mường Thanh – Huguette, Claudine, đây là khu
vực mạnh nhất của quân Pháp, tập trung hai phần ba lực lượng (8 tiểu
đoàn, gồm 5 tiểu đoàn chốt giữ và 3 tiểu đoàn cơ động).
- Phân khu Nam: cụm cứ điểm và sân bay Hồng Cúm – Isabella
Bộ chỉ huy |
Cụm tác chiến |
Cứ điểm |
Tiểu đoàn |
Ghi chú |
Binh đoàn tác chiến Tây Bắc
(Le Groupement Opérationnel du Nord-Ouest - GONO)
Chỉ huy trưởng: Đại tá Christian de Castries
Tham mưu trưởng: Trung tá Louis Guth
(sau lần lượt các Trung tá Keller, Ducroix, và cuối cùng là Hubert de Séguin-Pazzis) |
Phân khu Bắc
Chỉ huy trưởng: Trung tá André Trancart |
Anne-Marie
(Bản Kéo) |
Tiểu đoàn Thái số 3
(3e bataillon thaï - BT 3)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Léopold Thimonnier |
|
Gabrielle
(Độc Lập) |
Tiểu đoàn 5, Trung đoàn bộ binh thuộc địa Algérie số 7
(5e bataillon du 7e régiment de tirailleurs algériens - V/7e RTA)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Roland de Mecquenem
(Thiếu tá Edouard Kah đang nhận bàn giao) |
|
Phân khu Trung tâm
Chỉ huy trưởng: Trung tá Jules Gaucher
(Tử trận ngày 13/3, sau Trung tá Pierre Langlais kiêm thay). |
Béatrice
(Him Lam) |
Tiểu đoàn 3, Bán lữ đoàn Lê dương số 13
(3e bataillon de la 13e demi-brigade de Légion étrangère - III/13e DBLE)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Paul Pégot |
|
Claudine |
Tiểu đoàn 1, Bán lữ đoàn Lê dương số 13
(1er bataillon de la 13e demi-brigade de Légion étrangère - I/13e DBLE))
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá de Brinon
(sau Thiếu tá Robert Coutant thay) |
|
Dominique |
Tiểu đoàn 3, Trung đoàn bộ binh thuộc địa Algérie số 3
(3e bataillon du 3e régiment de tirailleurs algériens - III/3e RTA)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Jean Garandeau |
|
Éliane |
Tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh thuộc địa Maroc số 4
(1er bataillon du 4e régiment de tirailleurs marocains - I/4e RTM)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Jean Nicolas |
|
Tiểu đoàn Thái số 2
(2e bataillon thaï - BT 2)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Maurice Chenel |
|
Huguette |
Tiểu đoàn 3, Trung đoàn bộ binh thuộc địa Algérie số 2
(1er bataillon du 2e régiment étranger d'infanterie - I/2e REI)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Clémençon |
|
Françoise |
Binh đoàn biệt kích cơ động Thái số 1
( 1er groupement mobile de partisans thaïs - GMPT 1)
Chỉ huy trưởng: Trung úy Réginald Wième |
3 đại đội |
Junon |
Cụm quân phụ lực Thái Trắng
(Compagnie de supplétifs "Thaïs Blancs")
Chỉ huy trưởng: Đại úy Michel Duluat |
2 đại đội |
Binh đoàn đổ bộ đường không số 2
Groupement Aéroporté 2 - GAP 2
Chỉ huy trưởng: Trung tá Pierre Langlais |
Epervier |
Tiểu đoàn xung kích Dù số 8
(8e bataillon de parachutistes de choc - 8e BPC)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Pierre Tourret |
|
Tiểu đoàn hải ngoại Dù số 1
(1er bataillon étranger de parachutistes - 1er BEP)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Maurice Guiraud |
|
Tiểu đoàn bảo an Dù số 5
(5e bataillon de parachutistes vietnamiens - 5e BPVN)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy André Botella |
|
Phân khu Nam
Chỉ huy trưởng: Trung tá André Lalande |
Isabelle
(Hồng Cúm) |
Tiểu đoàn 3, Trung đoàn bộ binh hải ngoại số 3
(3e bataillon du 3e régiment étranger d'Infanterie - III/3e REI)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Henri Grand d'Esnon |
|
Tiểu đoàn 2, Trung đoàn bộ binh thuộc địa Algérie số 1
(2e bataillon du 1er régiment de tirailleurs algériens - II/1er RTA)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Pierre Jeancenelle |
|
Pháo binh
Chỉ huy trưởng: Trung tá Charles Piroth
(Tự sát ngày 15/3, Trung tá Guy Vaillant lên thay) |
Cụm A
(Groupement A) |
Chỉ huy trưởng: Thiếu tá Alliou
* 12 đại bác 105 mm M2A1
* 20 cối 120 mm |
|
Cụm B
(Groupement B) |
Chỉ huy trưởng: Thiếu tá Paul Knecht
* 4 đại bác 155 mm M114
* 12 đại bác 105 mm M2A1
* 8 cối 120 mm
* 4 đại liên hạng nặng 12,7mm 4 nòng Quad-50 M2 |
|
Thiết giáp
Chỉ huy trưởng: Đại úy Yves Hervouët |
Chi đội thiết giáp |
10 xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee |
|
Tăng viện |
16 tháng 3 |
Tiểu đoàn Dù thuộc địa số 6
(6e bataillon de parachutistes coloniaux -6e BPC)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Marcel Bigeard |
|
4 tháng 4 |
Tiểu đoàn 2, Trung đoàn khinh quân Dù số 1
(2e bataillon du 1er régiment de chasseurs parachutistes - II/1er RCP)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Jean Bréchignac |
|
12 tháng 4 |
Tiểu đoàn Dù hải ngoại số 2
(2e bataillon étranger de parachutistes - 2e BEP)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Hubert Liesenfelt |
|
1 tháng 5 |
Tiểu đoàn Dù thuộc địa số 1
(1er bataillon de parachutistes coloniaux - 1er BPC)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Guy Bazin de Bezons |
2 đại đội |
Tổng cộng tất cả là 10 trung tâm đề kháng được đặt theo tên phụ nữ
Pháp: Gabrielle (Bắc), Béatrice, Dominique (Đông), Eliane, Isabelle
(Nam), Junon, Claudine, Françoise (Tây), Huguette và Anne Marie. 10
trung tâm đề kháng lại chia ra thành 49 cứ điểm phòng thủ kiên cố liên
hoàn trang bị hỏa lực mạnh yểm trợ lẫn nhau; có 2 sân bay: Mường Thanh
và Hồng Cúm để lập cầu hàng không. Tổng công quân Pháp ban đầu có hơn
10.800 quân, cùng với đó là 2.150 lính phụ lực bản xứ và QGVN. Trong
trận đánh có thêm hơn 4.300 lính (trong đó có 1.901 lính phụ lực bản xứ)
được tiếp viện cho lòng chảo.
Đại tá Christian de Castries (trong thời gian chiến dịch được thăng hàm
Chuẩn tướng) là chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm.
Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: một ở
Mường Thanh, một ở
Hồng Cúm,
có thể yểm trợ lẫn cho nhau, và cho tất cả các cứ điểm khác mới khi bị
tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề
kháng còn có hỏa lực riêng, bao gồm nhiều
súng cối các cỡ,
súng phun lửa, và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm chung quanh.
Đường bay yểm trợ không quân của Pháp
Hỗ trợ cho Điện Biên Phủ là lực lượng không quân Liên hiệp Pháp, và không quân dân sự Mỹ. Tổng cộng Pháp huy động 100 máy bay
C-47 Dakota, cộng thêm 16 máy bay
C-119 của Mỹ.
Máy bay ném bom gồm 48 chiếc
B-26 Invader, 8 oanh tạc cơ Privater.
Máy bay cường kích gồm 227 chiếc
F6F Hellcat,
F8F Bearcat và
F4U Corsair.
[16]. Điện Biên Phủ có hai sân bay. Sân bay chính ở
Mường Thanh, và sân bay dự bị ở
Hồng Cúm, nối liền với
Hà Nội,
Hải Phòng
bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiến máy
bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 -
150 tấn.
Tất cả các khẩu pháo 155mm và 105mm và tất cả đạn dược của Pháp đều được đưa từ Mỹ tới. Ngày
22 tháng 3, Tổng thống Mỹ
Eisenhower chỉ thị cho
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân phải giải quyết cấp tốc các yêu cầu của Navarre. Một cầu hàng không được Mỹ thiết lập từ
Nhật Bản,
Nam Triều Tiên,
Đài Loan,
Philippin đến Bắc Bộ, rồi từ
sân bay Cát Bi,
Gia Lâm lên Điện Biên Phủ nhằm đáp ứng nhanh chóng những thứ quân Pháp cần, thậm chí cả những chiếc dù để thả hàng. Theo
Benard Fall, việc tiếp tế bằng đường hàng không của Mỹ cho Điện Biên Phủ đã tiêu thụ 82.296 chiếc dù, đã
“bao phủ cả chiến trường như tuyết rơi, hoặc như một tấm vải liệm”.
Mỹ còn viện trợ cho Pháp loại bom mới Henlipholit, trong chứa hàng ngàn
mảnh câu sắc nhằm sát thương hàng loạt bộ binh đối phương.
[17]
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau. Mỗi
cứ điểm đều có khả năng phòng ngự độc lập. Nhiều cứ điểm được tổ chức
lại thành cụm cứ điểm, gọi là
"trung tâm đề kháng theo kiểu phức hợp", có lực lượng cơ động, hỏa lực riêng, hệ thống công sự vững chắc, chung quanh là hào giao thông và hàng rào
dây kẽm gai,
khả năng phòng ngự khá mạnh. Mỗi một phân khu gồm nhiều trung tâm đề
kháng kiên cố như vậy. Mỗi trung tâm đề kháng, cũng như toàn bộ tập đoàn
cứ điểm, đều có hệ thống
công sự nằm chìm dưới mặt đất, chịu được đạn pháo 105mm. Hệ thống công sự phụ (hàng rào, bãi dây thép gai, bãi
mìn) dày đặc, hệ thống hỏa lực rất mạnh. Pháp đã rải xuống hàng ngàn km
dây kẽm gai, chôn hàng vạn các loại mìn:
mìn phát sáng,
mìn sát thương,
mìn cóc nhảy, mìn chứa xăng khô
napalm để thiêu cháy hàng loạt bộ binh... Phương tiện chống đạn khói, máy hồng ngoại tuyến bắn đêm,
áo chống đạn,
súng phóng lựu hiện đại nhất cũng được cung cấp.
Theo đánh giá thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng
2,5 km vuông đã có tới 12 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 24 khẩu cối 120 và
81mm và một số dự trữ đạn dược đồ sộ (tương đương từ 6 đến 9 cơ số đạn
trước trận đánh, hơn 10 vạn viên) là quá mạnh. Navarre đã viết trong hồi
ký:
"Tất cả đều có những cảm tưởng thuận lợi trước sức mạnh phòng
thủ của tập đoàn cứ điểm và tinh thần tốt của đạo quân đóng ở đây. Không
một ai mảy may tỏ ý lo ngại... Chưa có một quan chức dân sự hoặc quân
sự nào đến thăm (bộ trưởng Pháp và nước ngoài, những tham mưu trưởng của
Pháp, những tướng lĩnh Mỹ) mà không kinh ngạc trước sự hùng mạnh của nó
cũng như không bày tỏ với tôi tình cảm của họ".[15]
Đặc biệt, trước khi trận đánh diễn ra, đích thân
Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon (sau này trở thành
Tổng thống) đã lên thị sát việc xây dựng cụm cứ điểm để
"đảm bảo cho khoản đầu tư của Mỹ ở Đông Dương được sử dụng hiệu quả".
Những khó khăn của QĐNDVN
Về phía QĐNDVN, tuy có quân số đông đảo hơn nhiều đối phương nhưng
chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn. Theo lý
thuyết quân sự
"Ba tấn một thủ", bên tấn công phải mạnh hơn bên
phòng thủ ít nhất là 3 lần cả về quân số lẫn hỏa lực thì mới là cân bằng
lực lượng. Về quân số, QĐNDVN chỉ vừa đạt tỉ lệ này, nhưng về hỏa lực
và trang bị thì lại kém hơn hẳn so với Pháp. Như các cuộc chiến tranh
trước đó đã cho thấy, một nhóm nhỏ quân phòng thủ trong
công sự kiên cố trên cao, sử dụng hỏa lực mạnh như
đại liên có thể chặn đứng và gây thương vong nặng nề cho lực lượng tấn công đông hơn nhiều lần. Tiêu biểu như
trận Iwo Jima,
quân Mỹ dù áp đảo 5 lần về quân số và hàng chục lần về hỏa lực nhưng
vẫn bị quân Nhật phòng thủ trong các lô cốt gây thương vong nặng nề.
Trong từng trận đánh cụ thể, việc tiếp cận đồn Pháp cũng không dễ
dàng. Khi Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 năm 1953,
một trong những công việc đầu tiên của họ là san phẳng mọi chướng ngại
vật trong thung lũng, để tạo điều kiện tối đa cho tầm nhìn và tầm tác xạ
của các loại hoả lực, tiếp đó là để lấy nguyên vật liệu nhằm xây dựng
tập đoàn cứ điểm. Hàng nghìn dân vốn sống ở trung tâm Điện Biên Phủ được
dồn vào khu vực
bản Noong Nhai. Hơn nữa, các loại hỏa lực như
xe tăng,
lựu pháo,
súng cối,
súng phóng lựu,
DKZ
v...v... không bao giờ ngồi yên. Để có thể xung phong tiếp cận hàng
rào, bộ đội Việt Nam phải chạy khoảng 200 m giữa địa hình trống trải dày
đặc
dây kẽm gai và bãi
mìn, phơi mình trước hỏa lực Pháp mà không hề có
xe thiết giáp và chướng ngại vật che chắn. Chỉ huy Pháp tự tin rằng, nếu QĐNDVN chỉ biết học theo
Chiến thuật biển người mà Trung Quốc áp dụng ở Triều Tiên, thì quân tấn công dù đông đảo tới đâu cũng sẽ bị bom, pháo và
đại liên Pháp tiêu diệt nhanh chóng.
Thêm nữa, tuy quân Pháp bị bao vây vào giữa lòng chảo Điện Biên, Pháp
ở đáy một chiếc mũ lộn ngược còn QĐNDVN ở trên vành mũ, nhưng đó là ở
tầm quy mô
chiến dịch.
Từ đồn Pháp ra đến rìa thung lũng trung bình là 2 đến 3 km, vậy nên ở
quy mô từng trận đánh thì Pháp lại ở trên cao, còn QĐNDVN phải ở dưới
thấp tấn công lên. Quân Pháp cũng có dự trữ đạn pháo dồi dào hơn hẳn
cùng với
máy bay ném bom yểm trợ, nên áp đảo về hỏa lực: gấp 6 lần về đạn pháo và hơn tuyệt đối về
không quân và
xe tăng. Trung bình cứ 1 bộ đội Việt Nam phải hứng chịu 2 trái
đại bác, 1 trái
bom và 6 viên đạn cối, trong khi không có
xe tăng hay
pháo tự hành để che chắn yểm trợ khi tiến công.
Việc
bắn tỉa
cũng hoàn toàn không đơn giản. Giống như phục kích, không phải chỗ nào
cũng có thể là chỗ bắn tỉa được. QĐNDVN tuy có lợi thế hơn, nhưng thường
thì những địa điểm bắn tỉa hiệu quả chỉ tập trung vào một vài đoạn hào
chủ yếu. Một khi quân Pháp đã kê
súng máy,
hay chiếm được lợi thế trước thì công việc gần như là bất khả thi. Các
vũ khí bắn tỉa của bộ đội Việt Nam cũng khá thô sơ, phần lớn chỉ dùng
thước ngắm thông thường, nên với những khoảng cách lớn, việc bắn tỉa
không có hiệu quả.
Và đặc biệt khó khăn lớn nhất của QĐNDVN là khâu tiếp tế hậu cần.
Phía Pháp cho rằng QĐNDVN không thể đưa pháo lớn (cỡ 105mm trở lên) vào
Điện Biên Phủ, các khó khăn hậu cần của QĐNDVN là không thể khắc phục
nổi nhất là khi
mùa mưa
đến. Navarre lý luận rằng Điện Biên Phủ ở xa hậu cứ Việt Minh
300–400 km, qua rừng rậm, núi cao, QĐNDVN không thể tiếp tế nổi lương
thực, đạn dược cho 4
đại đoàn
được, giỏi lắm chỉ một tuần lễ là QĐNDVN sẽ phải rút lui vì cạn tiếp
tế. Trái lại quân Pháp sẽ được tiếp tế bằng máy bay, trừ khi sân bay bị
phá hủy do đại bác của QĐNDVN. Navarre cho rằng trường hợp này khó có
thể xảy ra vì sân bay ở quá tầm trọng pháo 105 ly của QĐNDVN, và dù
QĐNDVN mang được pháo tới gần thì tức khắc sẽ bị máy bay và trọng pháo
Pháp hủy diệt ngay.
Vì các lý do trên, khi thiết lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, các
tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã đánh giá sai khả năng của đối phương và đều tự
tin cho rằng Điện Biên Phủ là
"pháo đài bất khả chiến bại", là
"cái bẫy để nghiền nát chủ lực Việt Minh". Nếu QĐNDVN tấn công sẽ chỉ chuốc lấy thảm bại.
Tướng Cogny đã trả lời phỏng vấn rằng:
"Chúng ta đã có một hỏa lực
mạnh đủ sức quét sạch đối phương đông gấp 4-6 lần… Tôi sẽ làm tất cả để
bắt tướng Giáp phải “ăn bụi” và chừa cái thói muốn đóng vai một nhà
chiến lược lớn". Tướng Navarre nhận xét:
"Làm cho Việt Minh tiến
xuống khu lòng chảo! Đó là mơ ước của đại tá Castries và toàn ban tham
mưu. Họ mà xuống là chết với chúng ta... Và cuối cùng, chúng ta có được
cái mà chúng ta đang cần: đó là mục tiêu, một mục tiêu tập trung mà
chúng ta có thể “ quất cho tơi bời".
Charles Piroth, chỉ huy pháo binh thì tự đắc:
“Trọng
pháo thì ở đây tôi đã có đủ rồi… Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi
sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa được pháo đến tận
đây; nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay... và ngay cả khi họ tìm được
cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn
dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi!"[15] Pierre Schoenderffer, phóng viên mặt trận của Pháp, nhớ rõ câu trả lời của Piroth:
"Thưa tướng quân, không có khẩu đại bác nào của Việt Minh bắn được 3 phát mà không bị pháo binh của chúng ta tiêu diệt!".
Các nỗ lực hậu cần của QĐNDVN
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam làm việc với
Tổng cục Cung cấp
tính toán bước đầu, phải huy động cho chiến dịch 4.200 tấn gạo (chưa kể
gạo cho dân công), 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn
đường. Tất cả đều phải vận chuyển qua chặng đường dài 500 km phần lớn là
đèo dốc hiểm trở, máy bay Pháp thường xuyên đánh phá. Theo kinh nghiệm
vận tải đã tổng kết ở
chiến dịch Tây Bắc
(năm 1952), để có 1 kg gạo đến đích phải có 24 kg ăn dọc đường. Vậy nếu
cũng vận chuyển hoàn toàn bằng dân công gánh bộ, muốn có số gạo trên
phải huy động từ hậu phương hơn 60 vạn tấn, và phải huy động gần 2 triệu
dân công để gánh. Cả 2 con số này đều cao gấp nhiều lần so với kế hoạch
dự kiến ban đầu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
Bộ Chính trị
và Tổng Quân ủy đã đề ra những giải pháp quyết đoán. Một mặt động viên
nhân dân Tây Bắc ra sức tiết kiệm để đóng góp tại chỗ, mặt khác đẩy mạnh
làm đường, sửa đường, huy động tối đa các phương tiện vận chuyển thô sơ
như ngựa thồ,
xe đạp thồ, thuyền mảng... nhằm giảm đến mức tối đa lượng lương thực thực phẩm tiêu thụ dọc đường do phải đưa từ xa tới.
Số dân công chỉ tính từ trung tuyến trở lên, đã cần tới 14.500 người.
Về chuẩn bị đường sá, các con đường thuộc tuyến chiến dịch đều phải bảo
đảm vận chuyển bằng ô tô. Trước đây, để chuẩn bị đánh
Nà Sản, con đường 13 từ
Yên Bái lên Tạ Khoa đã sửa chữa xong, nhưng lúc này cần tiếp tục tu bổ thêm. Đường từ
Mộc Châu đi
Lai Châu
rất xấu, phải sửa chữa nhiều. Phân công cho Bộ Giao thông công chính
phụ trách đường 13 lên tới Cò Nòi, và đường 41 từ Mộc Châu lên
Sơn La, bộ đội phụ trách quãng đường 41 còn lại từ Sơn La đi
Tuần Giáo, và từ Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ (sau này gọi là đường 42). Thời gian tiến hành từ tháng 12 năm 1953.
Để một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ,
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã huy động tối đa về sức người và sức của: hàng vạn dân công và bộ đội
làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện
rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị
máy bay Pháp oanh tạc. Các dân công từ vùng do Việt Minh kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng,
xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới đảm bảo
hậu cần
cho chiến dịch. Đội quân gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến,
được huy động tới hàng chục vạn người (gấp nhiều lần quân đội) và được
tổ chức biên chế như quân đội.
Một trong những lực lượng quan trọng phục vụ hậu cầu cho chiến dịch
là đội xe đạp thồ trên 2 vạn người, với năng suất tải mỗi xe chở được
200–300 kg
[18],
kỷ lục lên đến 352 kg. Xe đạp được cải tiến có thể thồ cao gấp hơn 10
lần dân công gánh bộ, đồng thời giảm được mức tiêu hao gạo ăn dọc đường
cho người chuyên chở. Ngoài ra xe thồ còn có thể hoạt động trên những
tuyến đường mà xe Ô tô không thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển
này đã gây nên bất ngờ lớn ngoài tầm dự tính của các chỉ huy Pháp, làm
đảo lộn những tính toán trước đây khi cho rằng Việt Minh không thể bảo
đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức
tạp như vậy được.
Trong một tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã làm một việc đồ
sộ. Con đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, dài 82 km, trước đây chỉ rộng 1
m, đã được mở rộng và sửa sang cho xe kéo pháo vào cách Điện Biên
15 km. Từ đây, các khẩu pháo được kéo bằng tay vào trận địa trên quãng
đường dài 15 km. Đường kéo pháo rộng 3 m, chạy từ cửa rừng Nà Nham, qua
đỉnh Pha Sông cao 1.150 mét, xuống
Bản Tấu,
đường Điện Biên Phủ - Lai Châu, tới Bản Nghễu, mở mới hoàn toàn. Để bảo
đảm bí mật, đường được ngụy trang toàn bộ, máy bay trinh sát Pháp khó
có thể phát hiện.
Tổng cộng trong thời gian tiến hành chiến dịch, Việt Minh đã huy động được hơn 26 vạn dân công từ các dân tộc Tây Bắc,
Việt Bắc,
Liên khu 3,
Liên khu 4…,
20.911 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, đóng góp cho chiến dịch 25.000 tấn
lương thực. Trừ số tiêu hao dọc đường, số tới được mặt trận để cung cấp
cho quân đội là 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn
thịt, 565 tấn lương khô. Ngoài ra, từ
Thanh Hóa,
Hòa Bình,
Vĩnh Yên,
Phúc Yên,
Thái Nguyên,
Phú Thọ…
cũng đã huy động được hơn 7.000 xe cút kít, 1.800 xe trâu, 325 xe ngựa,
hàng chục ngàn xe đạp thồ để phục vụ hậu cần chiến dịch.
[19]
Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của QĐNDVN khi
cho rằng đối phương vốn không có xe cơ giới nên không thể mang
pháo lớn (
lựu pháo 105 mm và
pháo cao xạ 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là
sơn pháo
75 mm trợ chiến mà thôi. Đối lại, những người lính QĐNDVN đã khôn khéo
tháo rời các khẩu pháo rồi dùng sức người để kéo, sau khi đến đích thì
ráp lại. Bằng cách đó họ đã đưa được lựu pháo 105 mm lên bố trí trong
các hầm pháo có nắp khoét sâu vào các sườn núi, xây dựng thành các trận
địa pháo rất nguy hiểm và lợi hại, từ trên cao có khả năng khống chế rất
tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn trước pháo binh và máy
bay đối phương. Với thế trận hỏa lực này, các khẩu pháo của QĐNDVN chỉ
cách mục tiêu 5–7 km, chỉ bằng một nửa tầm bắn tối đa để bắn chính xác
hơn, ít tốn đạn và sức công phá cao hơn
[20], thực hiện được nguyên tắc
"phân tán hỏa khí, tập trung hỏa lực", từ nhiều hướng bắn vào một trung tâm, ngược lại pháo binh Pháp lại bố trí ở trung tâm, phơi mình trên trận địa.
Mặc dù vậy, việc sử dụng đạn pháo 105mm của QĐNDVN trong chiến dịch
rất tiết kiệm. Trước mỗi trận đánh có hiệp đồng binh chủng, số lượng đạn
pháo đều phải được duyệt trước. Ngoài ra, các trung đoàn,
đại đoàn
muốn xin pháo chi viện thì cứ 3 viên phải được phép của Tham mưu trưởng
chiến dịch, 5 viên trở lên phải được đích thân Tổng tư lệnh duyệt. Bởi
với dự trữ chỉ có hơn 15.000 viên, nếu bắn cấp tập theo kiểu
"không tiếc đạn" như Pháp thì các khẩu pháo sẽ hết đạn chỉ sau vài ngày.
Bên cạnh đó, các chỉ huy pháo binh QĐNDVN còn lập trận địa nghi binh –
dùng gỗ thui đen thành khẩu pháo giả, nghếch nòng lên, khi trận địa
thật phát hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự, ném bộc
phá, tung lên không trung, làm cho 80% bom đạn của Pháp dùng phản pháo
đã dồn vào đánh trận địa giả, đồng thời bảo vệ được những trọng pháo quý
giá của mình. Suốt chiến dịch, pháo binh QĐNDVN chỉ hỏng một pháo
105mm. Đây là một nguyên nhân làm cho pháo binh Pháp dù có các thiết bị
phản pháo hiện đại vẫn bị thất bại. Tướng
Võ Nguyên Giáp về sau nhận xét:
"Thực
tế kinh nghiệm này của chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành truyền
thống chiến đấu dùng thô sơ đánh hiện đại của quân đội ta trong suốt
chiều dài chống Mỹ cứu nước.". Còn tướng Paul Ély,
Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp khi diễn ra trận Điện Biên Phủ nhận định:
“Một lần nữa, kỹ thuật lại bị thua bởi những con người có tâm hồn và một lòng tin.” [21]
Chuyển đổi phương án tác chiến
Ngày
14 tháng 1
năm 1954 tại hang Thẩm Púa, tướng Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch phổ
biến lệnh tác chiến bí mật với phương án "đánh nhanh thắng nhanh" và
ngày nổ súng dự định là
20 tháng 1. Nhiệm vụ thọc sâu giao cho
Đại đoàn 308,
đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ. Đại đoàn 308 sẽ đánh vào tập đoàn cứ
điểm từ hướng tây, xuyên qua những vị trí nằm trên cánh đồng, thọc thẳng
tới sở chỉ huy của de Castries. Các
đại đoàn 312,
316
nhận nhiệm vụ, đột kích vào hướng Đông, nơi có những cao điểm trọng
yếu. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm
bằng tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu, đã được
Trung ương Đảng Lao động Việt nam,
Quân ủy Trung ương cùng
Bộ Tổng tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự trung ương
Trung Quốc, bởi đánh sớm khi Pháp chưa tập trung đủ lực lượng và củng cố công sự thì có nhiều khả năng giành chiến thắng.
Do một đơn vị trọng pháo QĐNDVN vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được quyết định lùi lại thêm 5 ngày đến 17 giờ ngày
25 tháng 1. Sau đó, do tin về ngày nổ súng bị lộ, Pháp biết được, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn lại 24 giờ, chuyển sang
26 tháng 1.
Ngày và đêm 25 tháng 1, tướng Giáp suy nghĩ và quyết định phải cho lui quân do ba khó khăn rõ rệt
[18]:
- Bộ đội chủ lực cho đến thời điểm đó chưa thành công trong việc đánh các công sự nằm liên hoàn trong một cứ điểm. Ví dụ tại trận Nà Sản bộ đội đã không thành công, và bị thương vong nhiều.
- Trận này là một trận đánh hiệp đồng lớn, nhưng pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập.
- QĐNDVN từ trước chỉ quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn
náu, chưa có kinh nghiệm tấn công đồn ban ngày trên địa hình bằng phẳng,
nhất là với một đối phương có ưu thế tập trung máy bay, pháo binh, xe tăng chi viện.
Tướng Giáp cho rằng phương án
"Đánh nhanh thắng nhanh" mang
nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên không thể đảm
bảo chắc thắng. Ông kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án
"Đánh chắc, tiến chắc", đánh dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần tập đoàn cứ điểm.
Cuộc họp Đảng ủy, Bộ chỉ huy QĐNDVN sáng
26 tháng 1
không đi đến được ý kiến thống nhất tuy không ai tin rằng trận này sẽ
chắc thắng. Tuy nhiên, tướng Giáp quyết định hoãn cuộc tấn công chiều
hôm đó. Ông kết luận:
Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là "đánh chắc
thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh thắng
nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Nay quyết định hoãn cuộc tiến công.
Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo
ra.
Trong vòng gần 2 tháng sau đó, pháo được kéo ra, QĐNDVN tiếp tục đánh
nghi binh, mở đường rộng hơn, dài hơn chung quanh núi rừng Điện Biên
Phủ, rồi lại kéo pháo vào, xây dựng công sự kiên cố hơn, hào được đào
sâu hơn, tiếp cận gần hơn căn cứ của quân Pháp, lương thảo, vũ khí từ
hậu phương dồn lên cho mặt trận nhiều hơn. Tất cả chuẩn bị cho trận đánh
dài ngày, có thể sang đến cả mùa mưa.
Về chiến thuật tác chiến bộ binh, từ những kinh nghiệm thu được ở
Hòa Bình,
Nà Sản,
Bộ chỉ huy QĐNDVN chủ trương tiêu diệt dần từng trung tâm đề kháng,
từng cứ điểm từ ngoài vào trong, thu hẹp phạm vi chiếm đóng cho tới lúc
Pháp không còn sức kháng cự. Không sử dụng lối đánh xung phong trực diện
mà dùng cách đánh vây lấn, đào hào áp sát cứ điểm địch. Cách đánh này
cần một thời gian chuẩn bị và chiến đấu dài ngày, thường gọi là
"Đánh chắc Tiến chắc", cũng còn được gọi là
"đánh bóc vỏ".
Bộ binh được đường hào che chắn và có được vị trí tiến công gần nhất có
thể, sẽ hạn chế tối đa thương vong khi tấn công (xem thêm
Chiến thuật công kiên).
Sau này, tướng Giáp cho rằng đây là quyết định khó khăn nhất trong
đời cầm quân của mình. Việc điều chỉnh phương châm tác chiến này kéo
theo việc phải chuẩn bị lại hậu cần cho chiến dịch, nhu cầu hậu cần sẽ
tăng lên gấp nhiều lần, diễn ra trong mùa mưa và phải bố trí lại sơ đồ
các trận địa pháo, phải kéo pháo ra khỏi các sườn núi rồi kéo lại vào
các vị trí mới. QĐNDVN đã quyết tâm thực hiện và đã thực hiện được với
một nỗ lực rất lớn.
Sau này khi tổng kết về chiến thắng của QĐNDVN tại Điện Biên Phủ, các
tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu của hai bên đều thống nhất được với
nhau: một nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của QĐNDVN tại trận đánh
này là đã huy động được rất lớn nguồn sức người để đảm bảo hậu cần cho
chiến dịch, một việc mà Pháp cho rằng không thể giải quyết được. Trong
hồi kí Navarre cũng khẳng định:
“Nếu tướng Giáp tiến công vào khoảng
25 tháng 1 như ý đồ ban đầu thì chắc chắn ông ta sẽ thất bại. Nhưng
không may cho chúng ta, ông đã nhận ra điều đó và đây là một trong những
lí do khiến ông tạm ngưng tiến công.”[15]
Diễn biến
Vòng vây Điện Biên Phủ
-
Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Phát hiện lực lượng lớn của QĐNDVN đang tiến về lòng chảo Điện Biên,
de Castries liên tục tung lực lượng giải tỏa các ngọn đồi. Theo
Benard Fall thì từ ngày
6 tháng 12 năm 1953 đến
13 tháng 3 năm 1954, de Castries đã huy động già nửa lực lượng của tập đoàn cứ điểm vào những cuộc hành binh giải tỏa:
"Theo những bản kê mới nhất từ Điện Biên Phủ gửi về, thiệt hại của binh đoàn đồn trú từ 20 tháng 11 đến 15 tháng 2
đã lên tổng số 32 sĩ quan, 96 hạ sĩ quan và 836 binh lính, tương đương
với 10% số sĩ quan và hạ sĩ quan và 8% binh lính ở thung lũng. Nói cách
khác, số tổn thất của người Pháp tương đương với một tiểu đoàn bộ binh
nhưng số sĩ quan là của hai tiểu đoàn. Trong tổng số này còn chưa tính
đến số thiệt hại của các đơn vị trong cuộc hành binh Pollux".
[22]
Navarre đã viết trong cuốn hồi ký của mình:
"Trong thời gian này,
đại tá Castries thực hành những trận chiến đấu mạnh mẽ có tính thăm dò
xung quanh Điện Biên Phủ. Ở khắp nơi, quân Pháp đều vấp phải những đơn
vị bộ đội vững vàng và phòng ngự rất giỏi của địch. Chúng ta bị thiệt
hại khá nặng nề. Rõ ràng là vòng vây chung quanh tập đoàn cứ điểm không
hề bị rạn nứt".
Tướng Gilles muốn phát hiện những nơi đóng quân của đối phương và chuẩn bị cho kế hoạch tiếp theo
cuộc hành quân Castor, tức là đón đoàn quân từ
Lai Châu rút xuống, rời bỏ pháo đài cuối cùng của Pháp ở vùng thượng du vì biết trước không thể nào đương đầu nổi với các
sư đoàn 308 và 316 của Việt Minh. Cuộc hành quân rút khỏi Lai Châu được mang tên mật là
Cuộc hành quân Pollux.
Điều rủi ro là các sư đoàn Việt Nam có thể ngăn chặn cuộc rút quân từ
Lai Châu về Điện Biên Phủ. Để hạn chế mối nguy hiểm này, trung tá André
Trancart, chỉ huy binh đoàn tác chiến Tây bắc đã nhận được chỉ thị phân
chia số binh lính đóng ở Lai Châu làm ba bộ phận để rút lui.
[23]
Giai đoạn ba của cuộc hành quân đã biến thành một cuộc chạy trốn hỗn
loạn. QĐNDVN đã có mặt ở Lai Châu sớm hơn dự đoán của Pháp, lính chặn
hậu của Pháp bị bộ đội chủ lực của
sư đoàn 316
đuổi đánh quyết liệt. Lính người Thái trang bị kém, thường chỉ thường
dùng vào việc biệt kích phá hoại, không quen với chiến đấu chính quy đã
bị đánh tan tác.
[23]
Những tốp lính Thái đi chân đất chạy trốn, không còn lương thực, đạn
dược. Sáng 10 tháng 12, 200 lính Thái này do trung sĩ Blanc chỉ huy bị
vây chặt ở
Mường Pồn
là một bản nhỏ cách Điện Biên Phủ 18 km, trên đường Pavie từ Điện Biên
Phủ đi Lai Châu, và bị tiêu diệt sau 36 giờ chống cự. Tiểu đoàn dù lê
dương tới chi viện bị phục kích, bộ đội Việt Nam áp sát đánh xáp lá cà
khiến máy bay
B-26 Invader
ném bom trúng cả quân Pháp. Đại đội 2 thuộc tiểu đoàn dù lê dương là
đơn vị thương vong nặng nhất trong cuộc hành quân: 11 người bị chết,
khoảng 30 người bị thương và mất tích.
Máy bay ném bom
B-26 Invader do Mỹ viện trợ là loại máy bay ném bom chính của Pháp tại Điện Biên Phủ.
Nếu so sánh với cánh quân lính Thái từ Lai Châu rút về mà lính dù lê
dương có nhiệm vụ đi đón thì thiệt hại của đơn vị dù lê dương vẫn còn
nhẹ. Khi rời khỏi Lai Châu ngày 8 tháng 12, toàn bộ các đại đội lính
Thái có 2.101 người trong đó có 3 sĩ quan, 34 hạ sĩ quan người Pháp. Khi
những binh lính sống sót cuối cùng đến được Điện Biên Phủ ngày 20 tháng
12, chỉ còn lại có 1 sĩ quan là trung úy Ulpat, 9 hạ sĩ quan và 175
lính Thái.
[23]
Tuy thế, giới chỉ huy Pháp vẫn rất tự tin vào chiến thắng. Bộ trưởng Quốc phòng
René Pleven đã báo cáo với Chính phủ Pháp sau chuyến đi thị sát tình hình Đông Dương:
"Tôi
không tìm được bất cứ ai tỏ ra nghi ngờ về tính vững chắc của tập đoàn
cứ điểm. Nhiều người còn mong ước cuộc tiến công của Việt Minh".
Về phía QĐNDVN, công tác chính trị ngay trước trận đánh được triển
khai một cách sâu rộng. Cán bộ, chiến sĩ được phổ biến chỗ mạnh, chỗ yếu
của Pháp, những điều kiện tất thắng của mình. Ý nghĩa to lớn của chiến
dịch thấm tới từng người:
"Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan kế hoạch Nava, đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, mở ra một cục diện mới cho kháng chiến".
Tổng quân ủy
gửi thư hiệu triệu toàn thể cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ Trung
ương Đảng đã trao. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân
22 tháng 12 năm 1953, Hồ Chủ tịch đã trao cho mỗi đại đoàn, mỗi quân khu một lá cờ
"Quyết chiến Quyết thắng"
làm giải thưởng luân lưu. Các chi bộ đều mở hội nghị xác định thái độ
đảng viên, kêu gọi đảng viên dẫn đầu trong chiến đấu, cắm bằng được lá
cờ trên nóc sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng
đã trở thành một biểu tượng trong cả chiến dịch, trong mỗi trận đánh.
Ngày
11 tháng 3 năm 1954, Chủ tịch
Hồ Chí Minh gửi thư tới các chiến sĩ:
"Các
chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng
rất vinh quang... Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa
qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang
sắp tới... Chúc các chú thắng to!"
Cùng ngày, lệnh động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công
vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được gửi tới các đơn vị:
"Chiến
dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn
nhất trong lịch sử quân đội ta... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta
sẽ phá tan kế hoạch Nava, giáng một đòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến
tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch thắng lợi sẽ có ảnh hưởng
vang dội trong nước và ngoài nước, sẽ là một cống hiến xứng đáng vào
phong trào hòa bình thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên -
Lào... Giờ ra trận đã đến! Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn
vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật
lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Hồ Chủ tịch".
[24]
Chiến dịch diễn ra trong 55 ngày đêm nhưng các trận đánh không diễn
ra liên tục, vì QĐNDVN có khó khăn trong hậu cần nên không thể tiến công
liên tục mà chia thành các đợt tiến công. Sau mỗi đợt lại tổ chức lại
quân số, bổ sung hậu cần.
Đợt 1
Đợt 1 từ
13 tháng 3 đến
17 tháng 3, QĐNDVN tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm.
Các đơn vị được bố trí như sau:
Đại đoàn 312 (thiếu trung đoàn 165) tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam. Trung đoàn 165 (312) và trung đoàn 88 (
đại đoàn 308) tiêu diệt trung tâm đề kháng đồi Độc Lập. Trung đoàn 36 (308) tiêu diệt trung tâm đề kháng Bản Kéo. Trung đoàn 57 (
đại đoàn 304) kiềm chế pháo binh đối phương ở Hồng Cúm.
Để bảo đảm nguyên tắc "trận đầu phải thắng", tham mưu đã bố trí một
lực lượng mạnh hơn quân Pháp gấp 3 lần, nếu kể cả lực lượng dự phòng,
gấp 5 lần, có kế hoạch phòng pháo, phòng không, chống phản kích, dự kiến
các tình huống cơ bản và cách xử lý trong quá trình diễn biến chiến
đấu. Công tác kiểm tra được thực hiện tỉ mỉ.
Trận Him Lam
-
Lúc 15 giờ ngày
13 tháng 3, các đơn vị của đại đoàn 312 bắt đầu tiến ra trận địa xuất phát xung phong.
Lúc 17 giờ 5 phút chiều ngày
13 tháng 3
năm 1954, trận đánh bắt đầu. 40 khẩu pháo cỡ từ 75 đến 120 mm, đồng
loạt nhả đạn. Một viên đạn pháo rơi trúng sở chỉ huy Him Lam, giết chết
thiếu tá chỉ huy trưởng Paul Pégot cùng với ba sĩ quan khác và cả chiếc
điện đài. Him Lam mất liên lạc với Mường Thanh ngay từ giờ đầu trận
đánh. Một kho xăng bốc cháy. Các trận địa pháo ở Mường Thanh tê liệt. 12
khẩu trọng pháo và súng cối bị đánh hỏng. Đường dây điện thoại từ khu
trung tâm tới các cứ điểm đều bị cắt đứt. Nhiều hầm, hào, công sự sụp
đổ.
Sau đợt bắn pháo dữ dội, QĐNDVN tiến công một trong các
cứ điểm kiên cố nhất là cụm cứ điểm
Him Lam (
Béatrice). Đến 23 giờ 30 đêm, chỉ huy
Lê Trọng Tấn báo cáo Bộ chỉ huy chiến dịch:
Đại đoàn 312
đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, xóa sổ
hoàn toàn Tiểu đoàn III/13e DBLE, thu toàn bộ vũ khí, trang bị. Ngày hôm
sau, phía QĐNDVN cho phép một xe zíp và một xe cứu thương của Pháp lên
Him Lam để thu lượm thương binh.
Trận đồi Độc Lập
-
Lúc 14 giờ 45 ngày
14 tháng 3,
tướng Cogny đáp ứng yêu cầu của Castries là tăng cường ngay cho Điện
Biên Phủ một tiểu đoàn dù để duy trì số lượng của tập đoàn cứ điểm như
trước khi nổ ra trận đánh: 12 tiểu đoàn bộ binh. Những chiếc
C-47 Dakota
liều lĩnh vượt qua lưới lửa cao xạ, bay thấp thu ngắn thời gian tiếp
đất của những chiếc dù, ném xuống Tiểu đoàn 5e BPVN do Đại úy André
Botella chỉ huy.
Trong khi đó, phía QĐNDVN cũng triển khai bước tiếp theo. Nhiệm vụ
tiến công đồi Độc Lập (Pháp gọi là Gabrielle) được giao cho Trung đoàn
165 (Đại đoàn 312) và Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) dưới quyền chỉ huy
của Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308
Vương Thừa Vũ.
Trung đoàn 165 đảm nhiệm mũi chủ yếu đột phá từ hướng đông - nam, đánh
dọc theo chiều dài của cứ điểm. Trung đoàn 88 phụ trách mũi thứ yếu, đột
phá từ hướng đông bắc, đồng thời mở một mũi vu hồi ở hướng tây, và bố
trí lực lượng làm nhiệm vụ chặn viện từ Mường Thanh ra.
Lúc 3 giờ 30 phút ngày 15, chỉ huy trưởng trận đánh hạ lệnh tiến
công, cả lựu pháo và sơn pháo lúc này lại lên tiếng. Lúc 4 giờ sáng, chỉ
huy trưởng cứ điểm Gabrielle là Thiếu tá
Roland de Mecquenem
báo cáo tình hình bằng điện đài và được chỉ huy tập đoàn cứ điểm de
Castries hứa sẽ yểm trợ pháo tối đa, kể cả pháo 155 ly, và sẽ có phản
kích nhanh chóng bằng bộ binh và chiến xa. Không lâu sau đó, một trái
đại bác rơi trúng hầm chỉ huy cứ điểm Gabrielle. Mecquenem may mắn thoát
chết nhưng Thiếu tá Edouard Kah, người đang nhận bàn giao thay thế
Mecquenem chỉ huy cứ điểm bị thương nặng. Đến 6 giờ 30 phút sáng ngày
15, QĐNDVN cắm cờ
Quyết chiến Quyết thắng lỗ chỗ vết đạn trên
đỉnh đồi Độc Lập. Tiểu đoàn V/7e RTA bị xóa sổ, cả Kah, Mecquenem và
những sĩ quan binh sĩ sống sót đều bị bắt làm tù binh.
Quân Pháp mở cuộc phản công dưới sự chỉ huy của Trung tá
Pierre Langlais, chỉ huy trưởng phân khu Trung tâm thay cho Trung tá
Jules Gaucher tử trận, huy động 2 tiểu đoàn dù 8e BPC và 5e BPVN, tổng cộng 1.000 lính cùng 5
xe tăng, nhưng đang tiến quân thì bị nã pháo trúng đội hình nên bị đẩy lùi.
Cũng sáng hôm đó,
Charles Piroth,
chỉ huy pháo binh cứ điểm, sau hai đêm không thực hiện được lời hứa bịt
miệng các họng pháo của Việt Minh, đã tự sát trong hầm của mình bằng
một trái lựu đạn. Jean Pouget viết trong hồi ký:
"Trung tá Piroth đã
dành trọn một đêm (13 tháng 3) quan sát hỏa lực dần dần bị đối phương
phản pháo chính xác một cách kinh khủng vào trận địa pháo của ông, hai
khẩu pháo 105 ly bị quét sạch cùng pháo thủ, một khẩu 155 ly bị loại
khỏi vòng chiến đấu..." Trung tá André Trancart, chỉ huy phân khu Bắc, bạn thân của Piroth kể lại sau trận Độc Lập, Piroth khóc và nói:
"Mình
đã mất hết danh dự. Mình đã bảo đảm với Castries và tổng chỉ huy sẽ
không để pháo binh địch giành vai trò quyết định, và bây giờ, ta sẽ thua
trận. Mình đi thôi".
Trận Bản Kéo
-
Sáng ngày 17, đồn Bản Kéo (Anne-Marie) xôn xao vì có tin Việt Minh
sắp tiến công. Buổi trưa, từng đám binh lính dân tộc Thái kéo tới gặp
viên đại úy đồn trưởng, nêu hai yêu sách: "Một, phải phát hết khẩu phần
lương thực. Hai, giải tán đồn cho binh lính về quê hương làm ăn.” Đại úy
Clarchambre (Clácsăm) kinh hoàng điện cho Mường Thanh:
"Chúng tôi buộc phải bỏ vị trí rút về khu trung tâm đây!"
Và Clarchambre mở cổng đồn, ra lệnh cho binh lính theo mình về sân bay.
Nhưng binh lính không còn nghe theo lời chỉ huy, ào ào chạy về phía khu
rừng. Clarchambre vội gọi điện về Mường Thanh, yêu cầu cho pháo bắn
chặn đường rút chạy của binh sĩ Thái, nhưng cũng không ngăn cản được.
Trung đoàn 36 không cần nổ súng đã chiếm được Bản Kéo, và thừa thắng
tiến vào chiếm các ngọn đồi ở phía bắc sân bay.
Chỉ sau năm ngày chiến đấu, cánh cửa phía bắc của tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ đã mở toang. Lực lượng phản kích Pháp không thể giành lại
những vị trí đã mất, đặc biệt chỗ dựa của tập đoàn cứ điểm là sân bay đã
bị uy hiếp nghiêm trọng. Ngày 20 tháng 3 năm 1954, Tổng tham mưu trưởng
Pháp Ely, được phái sang Mỹ cầu viện. Ely phát biểu công khai:
"Pháp không thể thắng được với phương tiện hiện có trong tay" và yêu cầu Mỹ tăng cường giúp đỡ vũ khí, đặc biệt là máy bay ném bom
B-26, và nếu cần thì can thiệp bằng không quân.
Ngay từ những ngày đầu (từ
23 tháng 3)
pháo binh của Việt Nam
đã loại bỏ khả năng cất, hạ cánh của sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm,
từ đó trở đi các máy bay Pháp chỉ còn tiếp tế được cho tập đoàn cứ điểm
bằng cách thả
dù điều này cho thấy
cầu hàng không mà bộ chỉ huy Pháp đặt nhiều kỳ vọng thực tế là rất yếu ớt trước cách đánh áp sát của đối phương.
Nói riêng về đạn pháo, trong quá trình chiến đấu tại
Điện Biên Phủ, quân Pháp đã bắn hết hơn 110.000 quả đạn lựu pháo cỡ 105mm trở lên. Trong khi đó,
Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bắn 20.700 quả 105mm, trong số này có 5.000 quả là đoạt được từ dù tiếp tế của đối phương, 11.700 quả là chiến lợi phẩm từ
Chiến dịch biên giới năm 1950.
Mới chưa hết ba ngày chiến đấu, quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã tiêu thụ
một số lượng đạn dược khổng lồ: 12.600 viên đại bác 105 ly, 10.000 viên
đạn cối 120 ly, 3.000 viên đạn trọng pháo 155 ly, chiếm gần nửa số
lượng dự trữ. 11 khẩu
súng cối
120 ly bị phá hủy hoàn toàn, và 4 khẩu đại bác 105, 155 ly hỏng cần
được thay thế. Nhưng con nhím Điện Biên Phủ lúc này không chỉ cần có đạn
dược và lương thực. Pháp cần vận chuyển cho binh đoàn đồn trú những thứ
tối cần thiết không thể thả bằng dù, và di tản thương binh đã làm cho
những căn hầm cứu chữa dưới lòng đất bên bờ
sông Nậm Rốm
trở nên ngột ngạt. Nhưng do chiến hào của QĐNDVN đã vào gần, đặc biệt
là sự tiếp cận của súng máy phòng không, những cuộc hạ cánh ban đêm trở
nên hết sức khó khăn.
Pháo cao xạ đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với những viên phi công Pháp và Mỹ. Các loại máy bay chiến đấu vận tải, kể cả pháo đài bay
B-24 Liberator của Hoa Kỳ liên tiếp bị bắn rơi trên bầu trời Điện Biên Phủ.
Ngay từ những ngày đầu của đợt 1 quân Pháp đã nhận ra những tính toán
ban đầu của họ là sai lầm dẫn tới các điểm yếu chết người và tương lai
thất bại rõ ràng, nhưng họ vẫn tăng cường cầm cự Điện Biên Phủ đến mức
tối đa vì hy vọng khi mùa mưa đến
Quân đội Nhân dân Việt Nam
không thể giải quyết vấn đề hậu cần và sẽ bỏ cuộc, Điện Biên Phủ sẽ
tránh được đầu hàng. Sau đó khi mùa mưa không giúp được, bộ chỉ huy Pháp
hy vọng cầm cự càng lâu càng tốt để
Hội nghị Genève sẽ nhóm họp vào đầu tháng 5, sẽ có
ngừng bắn
trước khi tập đoàn sụp đổ. Nhưng hy vọng này cũng không có được, Điện
Biên Phủ đầu hàng một ngày trước khi nhóm họp Hội nghị Genève về vấn đề
Đông Dương.
Tổng kết đợt 1, QĐNDVN đã tiêu diệt hoàn toàn 2 tiểu đoàn tinh nhuệ, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội quân
Quốc gia Việt Nam
bị bắt, tổng cộng 2.000 lính đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, 12 máy bay
bị bắn rơi. Báo cáo kết luận tại Hội nghị sơ kết đợt 1 chiến dịch đã
kết luận phải tiếp tục
“nắm vững phương châm và chủ trương tác chiến, tích cực hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn 2”.
Đợt 2
Đợt 2 từ
30 tháng 3 đến
30 tháng 4,
Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh phân khu trung tâm đặc biệt là dẫy điểm cao quan trọng phía đông, vây lấn bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tiến công vào phân khu trung tâm chủ yếu nhằm chiếm dẫy đồi phía đông khống chế cánh đồng
Mường Thanh
(các cụm Dominique và Eliane) với hơn một vạn quân, nằm trên dãy đồi
phía đông và ken nhặt với nhau trên cánh đồng hai bên bờ sông Nậm Rốm.
Hơn ba mươi cứ điểm ở đây được chia thành 4 trung tâm đề kháng mang tên
những cô gái: Huguette, Claudine, Eliane, Dominique. Mỗi trung tâm đề
kháng gồm nhiều cứ điểm. Huguette và Claudine gồm khoảng hai chục cứ
điểm ở phía tây, nằm trên cánh đồng bằng phẳng bên hữu ngạn sông Nậm
Rốm. Eliane và Dominique ở phía đông, gồm hơn một chục cứ điểm tiếp giáp
nhau bên tả ngạn sông Nậm Rốm, có những cao điểm lợi hại kiểm soát toàn
bộ trận địa khu trung tâm. Trong số các cao điểm này, Eliane 2 (đồi A1)
giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó khống chế một phạm vi khá rộng
gồm cả khu vực sở chỉ huy của de Castries và hai chiếc cầu trên sông Nậm
Rốm.
Chủ trương của Đảng ủy Mặt trận trong đợt 2 là tập trung ưu thế binh
hỏa lực đánh chiếm đồng thời các cao điểm phía đông. Trong số này, có 5
cao điểm quan trọng. Đó là các cao điểm E, D1 thuộc trung tâm đề kháng
Dominique, và các cao điểm C1, C2, A1 thuộc trung tâm đề kháng Eliane.
-
Đại đoàn 312, được phối thuộc hai đại đội
sơn pháo 75 ly, hai đại đội
súng cối
120, một đại đội súng cối 82 có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm E
(Dominique 1), D1 (Dominique 2), D2 (Dominique 3) thuộc trung tâm đề
kháng Dominique, và dùng một đơn vị thọc sâu đánh vào vị trí pháo binh
Pháp ở cao điểm 210 (Dominique 6), và tiểu đoàn dù 5 hoặc tiểu đoàn dù 6
cơ động ở khu vực này.
-
Đại đoàn 316
(thiếu một trung đoàn), được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75, hai
đại đội súng cối 120 ly có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm A1 (Eliane
2), C1 (Eliane 1), C2 (Eliane 4) thuộc trung tâm đề kháng Eliane, và
phối hợp với các đơn vị khác tiêu diệt lực lượng dù cơ động.
-
Đại đoàn 308
có nhiệm vụ dùng hỏa lực kiềm chế pháo binh địch ở tây Mường Thanh,
dùng bộ đội nhỏ tích cực dương công các cứ điểm 106 (Huguette 7) và 311
(trong cụm Huguette) ở phía tây, cử một tiểu đoàn tham gia bộ phận thọc
sâu vào trung thâm khu đông, tiêu diệt tiểu đoàn Thái số 2, trận địa
pháo binh, phối hợp với trung đoàn 98 của 316 tiêu diệt lực lượng dù cơ
động.
- Trung đoàn 57 của
đại đoàn 304,
được phối thuộc tiểu đoàn 888 (đại đoàn 316), một đại đội lựu pháo 105,
một đại đội súng cối 120, 18 khẩu trọng liên cao xạ 12,7 ly, có nhiệm
vụ kiềm chế các trận địa pháo binh địch ở Hồng Cúm, chặn quân tiếp viện
từ Hồng Cúm lên Mường Thanh, và đánh quân nhảy dù ở xung quanh và phía
nam Hồng Cúm.
-
Đại đoàn 351
trực tiếp yểm hộ bộ binh tiến công các cứ điểm: A1 (Eliane 2), D1
(Dominique 2), C1 (Eliane 1), E (Dominique 1), chế áp pháo binh Pháp,
sát thương và tiêu diệt một lực lượng cơ động Pháp ở tung thâm phía đông
Mường Thanh, kiềm chế pháo binh đối phương.
Các cao điểm phía đông
-
Phân khu trung tâm của Pháp cuối tháng 3-1954
18 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1954, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.
Tại cao điểm C1 (Eliane 1), QĐNDVN lần đầu mở rào bằng đạn phóng bộc
lôi. Sau 5 phút tiểu đoàn 215 của Trung đoàn 98 đã dọn xong cửa mở qua
bảy lần rào dây thép gai, sau đó xung phong. Được sự hỗ trợ của pháo
binh, trong 10 phút, đại đội 38 đã chiếm được chiếc lô cốt nằm trên mỏm
đất cao nhất nhô lên trên đỉnh đồi, được gọi là mỏm Cột Cờ, và cắm lá cờ
Quyết chiến Quyết thắng lên nóc sở chỉ huy. Quân Pháp dồn về
những lô cốt ở khu vực phía tây, gọi pháo bắn vào trận địa. Các chiến sĩ
QĐNDVN xung kích dùng lưỡi lê, lựu đạn lao lên đánh giáp lá cà. Trận
đánh diễn ra đúng 45 phút. Toàn bộ một đại đội 140 lính thuộc tiểu đoàn
I/4e RTM bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Số thương vong của QĐNDVN là 10
người.
Đồi C2 (Eliane 4) kế tiếp C1 bởi một dải đất hình yên ngựa. 23 giờ,
một trung đội của đại đội 35 đột nhập được một đoạn hào của C2, chiếm
liên tiếp 11
lô cốt
và ụ súng. Tuy nhiên lực lượng phía sau qua nhiều lần xung phong đều bị
hỏa lực rất mạnh của Pháp cản lại. Tiểu đoàn 215 quyết định lui về C1
tiếp tục chuẩn bị tạo điều kiện tiến công C2 ban ngày.
Tại cao điểm D1 (Dominique 2),
Trung đoàn 209
sử dụng hai tiểu đoàn 166 và 154, thời gian mở cửa đột phá cũng diễn ra
nhanh. Chỉ sau 5 phút, ở hướng chính, tiểu đoàn 166 đã phá xong ba lượt
hàng rào và xung phong vào căn cứ, thọc sâu chia cắt đội hình Pháp ra
từng mảng để tiêu diệt. Tuy nhiên, ở hướng phụ, giao thông hào đã bị
Pháp lấp mất 50 mét, tiểu đoàn 154 tiến vào gặp lầy, mở cửa chậm bị hỏa
lực trong đồn khống chế, phải mất gần một giờ mới lọt vào trong đồn.
Viên đại úy Garandeau, chỉ huy tiểu đoàn III/3e RTA, bị pháo vùi chết
trong hầm của sở chỉ huy. Sau hai giờ chiến đấu, QĐNDVN chiếm toàn bộ
đồi D1.
Tại cao điểm E (Dominique 1), pháo nổ đúng lúc diễn ra cuộc thay quân
giữa một đại đội của tiểu đoàn III/3e RTA với đại đội của tiểu đoàn 5e
BPVN tới thay thế đang tập trung dọc giao thông hào không có hầm trú ẩn.
Toàn bộ quân số của 2 đại đội với đầy đủ trang bị, cùng đại đội
súng cối hạng nặng nằm giữa vị trí bị pháo bắn tiêu diệt. Hai mũi tiến công của tiểu đoàn 16 và tiểu đoàn 428 (
trung đoàn 141) mở cửa qua hàng rào
dây kẽm gai
và bãi mìn và chiếm toàn bộ cứ điểm vào lúc 19 giờ 45 phút. Đại đoàn
tiếp tục điều tiểu đoàn 130 tiến công sang D2, các đơn vị vừa chiếm được
đồi E phát triển vào các ngọn đồi ở phía trong. Cuộc chiến đấu kéo dài
cho đến khi trời sáng.
Tại đồi A1 (Eliane 2), trung đoàn trưởng
Nguyễn Hữu An
chủ động ra lệnh cho hỏa lực của trung đoàn bắn vào cứ điểm yểm hộ cho
xung kích mở cửa trong nửa giờ. Tuy nhiên, pháo binh Pháp lúc này đã kịp
phản pháo, bắn dữ dội vào cửa mở. Mất hơn nửa giờ, hai mũi tiến công
của các tiểu đoàn 251 và 249 mới vượt qua 100 mét rào và bãi mìn lọt vào
đồn. Pháp đã dựa vào địa thế tự nhiên của quả đồi, bố trí công trình
phòng thủ thành ba tuyến. Bên ngoài, ở tiền duyên là tuyến chống cự chủ
yếu. Tuyến trung gian có đặt trận địa hỏa lực. Trên đỉnh đồi là tuyến cố
thủ và sở chỉ huy. Trong cứ điểm có nhiều tuyến chiến hào và giao thông
hào liên hoàn. Tất cả các lô cốt và hầm trú ẩn đều có nắp đậy, chịu
được đạn
súng cối và pháo. Lực lượng QĐNDVN bị tổn thất nhiều khi vượt qua cửa mở.
Lúc này cuộc chiến đấu trên những cao điểm khác đã kết thúc, Pháp dồn tất cả hỏa lực đại bác và
súng cối
vào A1 mong cứu vãn tình hình. Các đợt xung phong của tiểu đoàn 255
cũng không vượt qua hàng rào lửa đại bác. Quá nửa đêm, cuộc chiến đấu
tại A1 diễn ra giằng co. Mỗi bên giữ được nửa đồi.
Sở chỉ huy nhận định: Bộ đội đã hoàn thành phần quan trọng nhiệm vụ
đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng ngự then chốt A1.
Trung đoàn 174 đã sử dụng cả lực lượng dự bị, không còn khả năng giải quyết A1,
trung đoàn 98
đánh xuống C2 không thành công, đã bị tiêu hao, cần điều một đơn vị
khác tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1, và phòng ngự ở C1 ban
ngày. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định: Các đơn vị khẩn trương tổ chức
trận địa phòng ngự trên các cao điểm C1, D1, E, chuẩn bị đánh địch phản
kích ban ngày, quyết không để địch chiếm lại.
Đại đoàn 308 đưa
trung đoàn 102 từ phía tây sang phía đông, tiếp tục tiến công tiêu diệt A1 và phòng ngự tại C1.
Các mỏm đồi có tính sống còn đối với tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là
các đồi A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), D1 (Dominique 2). Một mặt, Pháp
dựa vào
hầm ngầm,
lô cốt để cố thủ và đưa quân từ các điểm khác dùng
xe tăng và
lính dù,
lính lê dương (
légionnaire)
phản kích các cứ điểm này vì có tính sống còn với quân Pháp.
Ngày 31 tháng 3, Tiểu đoàn 8e BPC lợi dụng màn khói đại bác tiến lên
bò lên Dominique 2. Lúc này lực lượng cảnh giới của QĐNDVN đã tử thương
khi pháo Pháp bắn phá. Sau 25 phút, Pháp chiếm lại gần hết đồi D1, dồn
đại đội phòng ngự vào một góc. Bộ đội Việt Nam dùng lựu đạn, lưỡi lê
đánh lui những đợt phản kích của Pháp, quyết tử giữ mảnh đồi còn lại.
Tuy đường dây điện thoại đã đứt, nhưng đài quan sát trung đoàn phát hiện
kịp thời sự có mặt của quân Pháp trên D1, lập tức dùng pháo bắn chặn và
điều lực lượng lên tăng viện. Hai
đại đội
chi viện đã đảo lộn thế trận. Đại úy Pichelin, chỉ huy đại đội dù xung
kích, tử trận. Thấy tình thế bất lợi, Tiểu đoàn trưởng Tourret yêu cầu
thiếu tá Bigeard tiếp viện thêm lực lượng. Bigeard đáp:
"Tôi không còn gì trong tay. Nếu không giữ được nữa thì biến!"
Sau 1 giờ chiến đấu, quân Pháp rút về Mường Thanh. Bigeard đã không
chiếm lại được Dominique 2 mà còn phải bỏ luôn cả Dominique 5 (D3) do
một đại đội Thái bảo vệ và rút trận địa pháo tại Dominique 5 (210), vì
biết những cao điểm này không thể đứng vững nếu đã mất Dominique 2.
1 giờ 30 chiều cùng ngày, Bigeard trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn dù 6e BPC và 5e BPVN tiến lên Eliane 1. Đại đội 273 của
trung đoàn 102 đã có mặt trên cao điểm từ buổi sáng cùng với bộ phận còn lại của đại đội 35
trung đoàn 98
đánh trả. Lần này Pháp chiếm được điểm cao Cột Cờ, đẩy những chiến sĩ
phòng ngự vào thế bất lợi. Pháo binh không thể tiếp tục yểm hộ vì không
phân biệt được vị trí 2 bên. Các chiến sĩ đã lấy vải dù trắng buộc lên
đầu súng làm chuẩn cho pháo binh. Trong lúc pháo nổ dồn dập, trung đoàn
đưa một bộ phận tăng viện theo đường hào mới đào phía đồi D, cùng với
những người phòng ngự đánh bật quân Pháp khỏi Cột Cờ, khôi phục lại trận
địa. 16 giờ, Bigeard buộc phải ra lệnh rút lui, để lại trận địa gần 100
lính Pháp tử trận.
Những cuộc phản kích của Pháp ngày 31 tháng 3 đã hoàn toàn thất bại.
10 giờ tối, Chỉ huy trưởng Phân khu Trung tâm Langlais gọi điện thoại
cho Bigeard, hỏi có thể giữ được những gì còn lại trong đêm nay không!
Bigeard trả lời:
"Thưa Đại tá, chừng nào còn một người sống sót, tôi sẽ không bỏ Eliane (A1)". A1 đã trở thành "thành luỹ cuối cùng" (demier rempart) của tập đoàn cứ điểm.
Giai đoạn đào hào, vây siết
-
Để chống lại các cứ điểm
phòng ngự kiên cố của quân Pháp, phía QĐNDVN đã áp dụng
chiến thuật "vây lấn" rất có hiệu quả bằng việc đào các
giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp.
Những tuyến chiến hào dài khoảng hơn 100 km và việc đào công sự được thực hiện liên tục thường xuyên. Dựa trên những yêu cầu về
chiến thuật,
QĐNDVN đã xây dựng 2 loại đường hào: đường hào trục dùng cho việc cơ
động pháo, vận chuyển thương binh, điều động bộ đội với số lượng lớn và
đường hào tiếp cận địch của bộ binh.
- Loại đường hào thứ nhất chạy một vòng rộng bao quanh toàn bộ trận địa địch ở phân khu trung tâm.
- Loại đường hào thứ hai chạy từ những vị trí trú quân của đơn vị
trong rừng đổ ra cánh đồng cắt ngang đường hào trục, tiến vào vị trí sẽ
tiêu diệt.
Các loại đường hào này đều có chiều sâu 1,7 mét và không quá rộng để
bảo đảm an toàn trước bom đạn địch, giữ bí mật cho bộ đội khi di chuyển.
Đáy của đường hào bộ binh rộng 0,5 mét, đáy hào trục rộng 1,2 mét. Dọc
đường hào, bộ binh có hố phòng pháo, hầm trú ẩn, chiến hào và ụ súng để
đối phó với những cuộc tiến công của Pháp.
Trận địa hào được xây dựng vào ban đêm, nguỵ trang rất kỹ và triển
khai cùng một lúc trên toàn thể mặt trận nên đã phân tán được sự đánh
phá của Pháp. Việc đào hào, xây dựng trận địa thực sự cũng là một cuộc
chiến đấu. Bộ đội phải lao động cật lực từ 14 đến 18 tiếng mỗi ngày với
những công việc liên tục như chuẩn bị vật liệu, đốn gỗ, chặt lá ngụy
trang. Thời tiết lại không thuận lợi: mưa dầm, gió bấc, công sự lầy lội
bùn nước... dưới làn bom pháo của Pháp.
Các chiến hào này giúp hạn chế thương vong vì
pháo binh và
không quân
và vào sát được vị trí của quân đối phương, làm bàn đạp tấn công rất
thuận lợi. Quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức
rất rõ sự nguy hiểm của cách đánh này nhưng không có phương sách nào để
khắc chế. QĐNDVN vây lấn đào hào cắt ngang cả sân bay, đào hào đến tận
chân lô cốt cố thủ, khu vực kiểm soát của quân Pháp bị thu hẹp đến mức
không thể hẹp hơn.
Suốt ngày đêm, từng giờ, những chiến hào nổi, chiến hào ngầm của bộ
đội nhích dần đến gần phân khu trung tâm. Từ những đầu hào chỉ cách quân
Pháp vài chục mét, bộ đội dùng
ĐKZ bắn sập dần những
lô cốt, ụ súng. Chiến hào tiến vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào
dây kẽm gai và bãi
mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho chính những người tiến công.
Quân Pháp bị vây hãm trong chiến hào
Các tổ thiện xạ tìm những vị trí bất ngờ để
bắn tỉa.
Việc đi lấy nước dưới sông Nậm Rốm trở thành vô cùng khó khăn. Con số
lính Pháp bị diệt trong thời gian này bằng bắn tỉa rất đáng kể. Chỉ
trong vòng 10 ngày, các chiến sĩ bắn tỉa của
đại đoàn 312 diệt 110 lính Pháp, ngang với số quân bị loại khỏi vòng chiến đấu trong một trận công kiên.
Quân Pháp sống trong những điều kiện cực kỳ khủng khiếp. Trên diện
tích 1 km vuông, một khoảng rộng bên bờ sông phải dành cho bệnh viện và
cái "hố chung". Nếu tập đoàn cứ điểm không ngừng thu hẹp thì khu vực
dành cho thương binh và người chết cũng không ngừng phát triển. Công
binh Pháp ra sức đào thêm những nhánh hào mới để mở rộng bệnh viện nhưng
vẫn không đủ chỗ cho thương binh. Nhiều thương binh phải nằm ngay tại
cứ điểm. Chiếc máy xúc duy nhất còn lại chỉ chuyên vào việc đào hố chôn
người chết. Danh mục đồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ có thêm một yêu cầu
khẩn cấp, đó là
thuốc sát trùng và thuốc diệt côn trùng
DDT.
Ruồi nhặng kéo tới đẻ trứng trên những vết thương. Thương binh nặng nằm
trên những chiếc giường ba tầng, sáu người trong một căn hầm nhỏ. Nhiều
người bị thương sọ não và mắc chứng hoại thư. Máu mủ của những người
nằm bên trên nhảy xuống những người nằm bên dưới. Những cẳng tay, cẳng
chân, những ống tiêm chôn ngay trong đường hầm, khi trời mưa, nước bên
ngoài chảy vào, tất cả lại lềnh bềnh nổi lên. Phần lớn những bộ phận lọc
nước đã bị hỏng. Những viên chỉ huy ra lệnh cho binh lính đào giếng
nhưng chỉ thấy một thứ nước váng dầu đục ngầu. Rời công sự đi lượm dù
hoặc lấy nước là làm mồi cho lính bắn tỉa, khó trở về an toàn. Điện Biên
Phủ khẩn thiết yêu cầu gửi thật nhiều ống nhòm ngầm (
kính tiềm vọng) vì nhô đầu lên khỏi chiến hào để quan sát đã trở thành mạo hiểm.
Pháo cao xạ 37mm và súng máy phòng không 12,7mm của QĐNDVN tại bảo tàng Điện Biên Phủ
Vòng vây thu hẹp, tiếp tế và tiếp viện trở nên cực kỳ khó khăn. Những
phi công Mỹ làm công viện này đã được đánh giá là dũng cảm, nhưng cũng
không đáp ứng được yêu cầu đề ra khi phải bay thấp thả dù trong một
không phận nhỏ hẹp có pháo phòng không chờ sẵn. Nếu bay thấp thì máy bay
trở thành mồi ngon cho pháo phòng không Việt Nam, nhưng nếu bay cao thì
việc thả dù sẽ thiếu chính xác. Riêng trong ngày 26 tháng 4, 50 máy bay
trúng đạn trên bầu trời Điện Biên Phủ và 3 chiếc bị bắn hạ, trong đó có
một máy bay
B-26 Invader và hai chiếc
F6F Hellcat
của hạm đội 11, do phi công Mỹ lái. Đêm hôm đó hứa tăng viện 80 người,
nhưng chỉ thả dù được 36, hứa thả 150 tấn hàng tiếp tế, nhưng chỉ thả
được 91 tấn với 34% rơi vào phía bên kia.
Một trung đoàn QĐNDVN trong một tuần đã thu được 776 dù với đủ cả
đạn, gạo, đồ hộp, sữa, dầu hỏa... Số hàng này Pháp đã phải dùng khoảng
30 chuyến Đakôta để chuyên chở lên đây.
Đại đoàn 304
thu được 600 viên đạn pháo 105 ly, 3.000 viên đạn cối 120 ly và 81 ly,
hàng tấn đạn các cỡ khác, hàng chục tấn lương thực, thuốc men. Tổng số
đạn pháo thu được là hơn 5.500 viên, tương đương 1/3 kho đạn của QĐNDVN,
đã bổ sung đáng kể tình trạng thiếu đạn vào cuối chiến dịch.
Cuốn “Nhật ký chiến sự” của Jean Pouget ghi nhận:
“Có tới 50% kiện
hàng rơi ngoài bãi thả. Ngày 1-4, hơn một nửa số hàng thả rơi ngoài vị
trí. Ngày 6-4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm thả xuống Điện Biên,
lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt
Minh. Ngày 9-4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu
được... 6 tấn. Ngày 13-4, máy bay C-119
của Mỹ đã “trút toàn bộ số đạn pháo 105mm xuống trận địa Việt Minh, coi
như tiếp tế đạn cho đối phương!”. Ngày 18-4, hơn 30 tấn hàng “rơi lạc”
sang trận địa Việt Minh. Ngày 27-4, có tới 70% số dù hàng rơi lạc mục
tiêu. Ngày 5-5, hầu hết số hàng do C-119 thả xuống đều rơi xuống trận
địa Việt Minh”
Để động viên tinh thần cho lính Pháp ở Điện Biên Phủ, tháng 4 năm
1954, chính phủ Pháp đã thăng quân hàm trước thời hạn cho de Castries ,
từ Đại tá lên [[Chuẩn tướng) (nhiều tài liệu tiếng VIệt ghi là Thiếu
tướng). Ngày 15 tháng 4, lúc 16 giờ, một chiếc C-119 bay đến lượn mấy
vòng rồi thả xuống một loạt dù, trong đó có một chiếc dù đỏ rơi gần trận
địa QĐNDVN. Nó được đưa về trụ sở trung đoàn. Trong hòm toàn những gói
quà gồm thuốc lá, rượu, xúc xích, áo may ô, lưỡi dao cạo râu, và một lá
thư màu hồng của de Castries gửi cho chồng nhân dịp được thăng lêntướng.
Số hàng này được giữ lại và trao cho de Castries 1 tháng sau, khi ông
ta đã trở thành tù binh.
Cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ càng ngày càng yếu thế cho phía
Pháp. Tình cảnh của quân Pháp ngày càng bi đát và đi đến cùng cực. Điện
Biên Phủ cho thấy khi bị bao vây cô lập thì một tiền đồn dù mạnh đến đâu
rồi cũng sẽ bị tiêu diệt.
Kế hoạch cứu nguy của Hoa Kỳ
-
Ngày 20-3, tướng Ely, tổng tham mưu trưởng Pháp bay sang Washington nhờ Mỹ chi viện. Tổng thống Hoa Kỳ
Eisenhower đã mắc nợ với cử tri Mỹ lời 1 hứa khi tranh cử là sẽ tạo một không khí hòa dịu trong tình hình quốc tế đang bị đầu độc vì
chiến tranh Lạnh
giữa Tây và Đông. Nhưng ông ta không thể giữ thái độ thờ ơ trước lời
kêu cứu của nhà cầm quyền Pháp. Trong hồi ký "Không có thêm những Việt
Nam mới" (No more Vietnams), Tổng thống Nixon viết:
"Đô đốc Radford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trương liên quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom B-29 ở Philippines mở các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí của Việt Minh. Và đặt ra kế hoạch mang tên "Cuộc hành binh Chim kền kền" (Opération Vautour) nhằm đạt cùng mục tiêu với ba quả bom nguyên tử chiến thuật nhỏ".
Tàu sân bay
USS Saipan của Mỹ chờ lệnh tại Đà Nẵng, tháng 4-1954.
Những phe phái "diều hâu" ở Washington cũng xúc tiến kế hoạch. Ngày 3 tháng 4 năm 1954,
Ngoại trưởng Mỹ John Dulles và
đô đốc Arthur Radford
họp với 8 nghị sĩ có thế lực trong Quốc hội, thuộc hai đảng Dân chủ và
Cộng hòa, phổ biến ý định của Tổng thống muốn có một nghị quyết cho phép
sử dụng lực lượng không quân và hải quân Mỹ ở Đông Dương. Dulles nhấn
mạnh Đông Dương sụp đổ có thể dẫn tới mất toàn bộ Đông Nam Á, Hoa Kỳ
cuối cùng sẽ bị đẩy về quần đảo Hawaii. Nếu Mỹ không giúp Pháp thì hậu
quả sẽ là Pháp phải từ bỏ
chiến tranh Đông Dương.
Nhưng theo những quan chức Mỹ, nhiệm vụ chính phải được hoàn tất với 3 sư đoàn không quân ném bom, hai ở
Okinawa, một ở
Clark Field, tổng cộng là 98 siêu pháo đài bay
B-29, mỗi chiếc mang 14 tấn bom, phải có thêm 450 máy bay tiêm kích phản lực bảo vệ cho máy bay ném bom.
Ngày 9 tháng 4, tại Washington, Eisenhower họp với Radford, các tham
mưu trưởng ba quân chủng và nhiều sĩ quan cao cấp khác xem xét lần cuối
mọi mặt tình hình. Rát pho là người duy nhất ủng hộ một cuộc can thiệp
của Mỹ dù là đơn phương để tránh sự thất trận ở Điện Biên Phủ. Các Tham
mưu trưởng Hải quân, Không quân tỏ vẻ không mặn mà. Riêng Tham mưu
trưởng Lục quân
Matthew Ridgway phản đối quyết liệt. Ridgway viện dẫn sự thất bại thảm hại từ cuộc hành binh "Bóp nghẹt" (Strangle) của Mỹ ở
Triều Tiên,
nhằm tiêu diệt con đường tiếp tế, để chứng minh sự hạn chế của những
hành động bằng không quân trong loại chiến tranh này. Ridgway cho rằng
những cuộc ném bom sẽ dẫn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới bằng bộ
binh tốn kém với lối thoát không rõ ràng ở lục địa châu Á.
Ý kiến của Ridgway được nhiều người tán đồng và kế hoạch Chim kền kền
bị đình chỉ. Nhưng mười năm sau, cũng tại Việt Nam, nhà cầm quyền Mỹ đã
quên những kinh nghiệm này.
Đợt 3
-
Đợt 3 từ
1 tháng 5 đến
7 tháng 5,
QĐNDVN đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các
vị trí còn lại. Sau khi lực lượng của Pháp đã trở nên tuyệt vọng, suy
kiệt, bổ sung bằng dù không còn đủ để duy trì sức chiến đấu, và quân
Pháp ở Bắc Bộ cũng đã hết lính dù và
lính lê dương (légionnaire) có thể ném tiếp xuống Điện Biên Phủ, QĐNDVN tổ chức đợt đánh dứt điểm các quả đồi phía đông.
Mở đầu kế hoạch đợt 3 là tiếp tục hoàn thành nốt những nhiệm vụ đã đề
ra cho đợt 2: tiêu diệt hoàn toàn hai cao điểm A1 và C1, đồng thời đánh
chiếm thêm một số cứ điểm ở phía tây và phía đông thu hẹp thêm nữa phạm
vi chiếm đóng của quân Pháp, chuẩn bị cho tổng công kích. Nhiệm vụ được
trao cho các đơn vị như sau:
- Đại đoàn 316, được phối thuộc trung đoàn 9 của 304 (thiếu 1 tiểu đoàn), tiêu diệt A1, C1 và C2.
- Đại đoàn 312 tiêu diệt các cứ điểm: 505, 505A, 506, 507, 508 ở phía đông, tiến sát bờ sông Nậm Rốm.
- Đại đoàn 308 tiêu diệt các cứ điểm 311A, 311B ở phía tây.
- Đại đoàn 304:
trung đoàn 57 được phối thuộc 1 tiểu đoàn của trung đoàn 9, cử 1 tiểu
đoàn chốt chặn trên đường đi Tây Trang không cho quân địch rút chạy sang
Lào, siết chặt vòng vây chung quanh Hồng Cúm, tập kích trận địa pháo
binh, tiêu diệt khu C Hồng Cúm.
- Đại đoàn 351 phối hợp với bộ binh trong các trận đánh điểm và đánh phản kích.
Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1 có vị trí quyết định,
công binh
Việt Nam đào đường hầm từ trận địa tại A1 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc
phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Một đội đặc biệt gồm 25 cán bộ,
chiến sĩ do
Nguyễn Phú Xuyên Khung,
cán bộ công binh của Bộ, trực tiếp chỉ huy, đã tiến hành công việc ngay
trước mũi súng quân Pháp, trong tầm kiểm soát của lựu đạn, khắc phục
thêm khó khăn: thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, số
đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều không được để cho quân Pháp phát
hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho
quân Pháp tiến xuống cửa hầm, dù phải hy sinh tới người cuối cùng, để
bảo vệ bí mật tuyệt đối ý đồ đào hầm.
Tại phía đông, trung đoàn 98 tiến công cứ điểm C1 lần thứ hai. Thiếu
tá Jean Bréchignac, vẫn đặt sở chỉ huy trên Eliane 4, đã linh cảm trận
đánh Eliane 1 sắp nổ ra. Ngày 1 tháng 5, Bréchignac quyết định đưa đại
đội 3 của tiểu đoàn dù tiêm kích số 2 lên thay thế cho đại đội Clédic đã
bị tiêu hao, đồng thời ra lệnh cho đại đội 1 sẵn sàng tham gia phản
kích.
Máy bay vận tải
C-119 do phi công Mỹ lái đang thả hàng cho Pháp tại Điện Biên Phủ trong làn đạn cao xạ của Việt Nam.
Ngày 1-5, Đại đội 811 của QĐNDVN đã có 20 ngày đêm phòng ngự tại C1, được lệnh rời khỏi trận địa 200 mét cho hỏa pháo chuẩn bị.
Sơn pháo
đặt trên đồi D1 nhắm từng hỏa điểm trên C1 bắn phá. Dứt tiếng pháo, tổ
bộc phá lập tức mở những hàng rào cự mã ngăn cách, đưa bộ đội xông lên
phía Cột Cờ. Chỉ sau năm phút, QĐNDVN đã chiếm được Cột Cờ. Lực lượng dù
xung kích của Pháp mới lên tiếp viện bắn xối xả vào khu vực Cột Cờ. Tuy
nhiên, Đại đội 1480 từ phía dưới tiến lên đã kịp thời có mặt, cùng với
811 hình thành hai mũi tiến công chia cắt quân Pháp để tiêu diệt.
Nửa đêm, toàn bộ quân Pháp bị tiêu diệt. Dây thép gai và mìn lấy từ
trận địa lập tức được trải ra sườn đồi thành một bãi chướng ngại dày
đặc, đề phòng quân Pháp phản kích. Sau hơn 30 ngày đêm liên tục chiến
đấu, trận đánh tại C1 lúc này đã kết thúc.
ở phía đông sông Nậm Rốm, hai tiểu đoàn 166 và 154 của
trung đoàn 209 tiến công các cứ điểm 505 và 505A
(Dominique 3).
Một đại đội của tiểu đoàn6e BPCvà những đơn vị lính Angiêri, lính Thái
tại đây, do tiểu đoàn trưởng Chenel chỉ huy, chống cự khá quyết liệt. 2
giờ sáng ngày 2 tháng 5, trung đoàn 209 tiêu diệt hoàn toàn hai cứ điểm
này, chấm dứt sự tồn tại của trung tâm đề kháng Dominique.
Trên cánh đồng phía tây, trận đánh tiêu diệt cứ điểm 811A
(Huguette 5) của
trung đoàn 88
diễn ra rất nhanh chóng. Với những đường hào đã đào xuyên qua hàng rào
cứ điểm, bộ đội bất thần tổ chức xung phong. Toàn bộ đại đội Âu Phi vừa
tới thay quân để tăng cường phòng thủ cứ điểm này, bị diệt gọn trong
vòng không đầy 80 phút.
Như vậy, ngay trong đêm đầu của đợt tiến cống thứ ba, Pháp đã mất
thêm bốn cứ điểm: C1, 505, 505A ở phía đông, và 311A ở phía tây.
Đêm ngày 4 tháng 5, trên cánh đồng phía tây, sau khi tiêu diệt 311A,
đại đoàn 308
tiếp tục đánh 311B '(Huguette 4)' ở phía trong. Trung đoàn 36 tiêu diệt
1 đại đội gồm lính lê dương và lính Maroc, đưa trận địa tới gần trung
tâm đề kháng Lili (Lilie, từ Claudine mới tách ra), tấm bình phong cuối
cùng che chở cho sở chỉ huy Đờ Cát ở hướng này. Buổi sáng, Pháp phản
kích định chiếm lại nhưng thất bại.
Cũng trong ngày
5 tháng 5,
trung đoàn 174 báo cáo đường hầm ở A1 đã hoàn thành. Trong đêm, một tấn
bộc phá chia thành những gói hai mươi kg, được đưa vào đặt dưới hầm
ngầm Pháp. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1954, tiểu đoàn 255 của 174 phòng ngự
suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng
dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh
xung phong cho đợt tiến công tối hôm đó.
Trước giờ G năm phút, các chiến sĩ ở chiến hào xuất phát xung phong
được lệnh quay lưng về A1, nhắm mắt, há mồm đề phòng sóng xung kích và
ánh chớp của ngàn cân bộc phá. Đúng 20 giờ 30, một tiếng nổ trầm, trên
đồi A1 có một đám khói lớn phụt lên. Khối bộc phá nổ cách hầm ngầm vài
chục mét thổi bay chiếc
lô cốt bên trên, diệt phần lớn đại đội dù 2 của Trung úy Edme (Étmơ) đóng ở đây.
Nguyễn Hữu An lập tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng. Khối
bộc phá
một tấn đã tiêu diệt một phần tuyến ngang gây khó khăn cho các đơn vị
đánh A1 trong đợt trước, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai
đại đội
của tiểu đoàn 249 xung phong thuận lợi. Trên đỉnh đồi, lính dù dựa vào
chiến hào và công sự đã được củng cố trong thời gian qua ra sức chống đỡ
chờ quân viện. Quá nửa đêm, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định
đưa đại đội dự bị của tiểu đoàn 249 vào giải quyết trận đánh. Bộ đội
chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần từng ụ đề kháng của quân Pháp.
4 giờ sáng ngày
7 tháng 5
năm 1954, Đại úy Jean Pouget chỉ còn lại 34 lính dù. Quân dù đã sử dụng
đến những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Pouget bị thương nặng và bị
bắt. Sáng ngày
7 tháng 5 năm 1954, lá cờ
Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm.
Đến sáng ngày
7 tháng 5,
QĐNDVN đã tiến công tiêu diệt cứ điểm C2, 506, 507, 310F. Các quả đồi
phía đông này đã thất thủ hoàn toàn mà phía Pháp không còn lực lượng khả
dĩ chiếm lại. Tại
Mường Thanh, 12 giờ, Langlais triệu tập cuộc họp các chỉ huy tiểu đoàn. Lần này vắng mặt những người chỉ huy dù. Theo
kế hoạch Albatros,
quân Pháp sẽ mở cuộc phá vây vào 20 giờ ngày hôm nay, mồng 7 tháng 5.
Nhưng con đường cách đây ba ngày còn để ngỏ phía nam Junon, đã bị ba
đường hào cắt ngang. Chỉ huy các tiểu đoàn lần lượt báo cáo đơn vị mình
không ở trong trạng thái thực hiện một cuộc phá vây mà họ tin là khó
sống sót. Những người dự họp đều nhận thấy: dù có hy sinh phần lớn quân
rút chạy, cũng khó giúp cho một nhóm người thoát khỏi thung lũng. Cuộc
tiến công của những người lính kiệt sức nhắm vào những vị trí được đối
phương bảo vệ vững chắc, sẽ là một hành động tự sát.
Đúng 3 giờ chiều, các
đại đoàn được lệnh:
"Không
cần đợi trời tối, lập tức mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh. Đơn
vị phía đông đánh thẳng vào khu vực trung tâm, đơn vị phía tây giáp công
sang, cùng tiến vào sở chỉ huy của địch. Phải đánh thật mạnh, bao vây
thật chặt, không để cho Đờ Cát hoặc bất cứ tên địch nào chạy thoát".
Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm đầu hàng
QĐNDVN tổng tiến công trên khắp các mặt trận. Quân Pháp đã sức tàn lực kiệt, rệu rã kéo cờ quyết định đầu hàng. Đại đội trưởng
Tạ Quốc Luật
lập tức dẫn đại đội 360 luồn dưới làn đạn của những khẩu trọng liên bốn
nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân Pháp hầu như không chống
cự, Tạ Quốc Luật nhảy lên mặt đất, dùng một lính bảo an người Việt dẫn
theo đường tắt tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của de Castries. Các đài
quan sát báo cáo về:
"Quân ta từ ba phía đang đánh vào khu trung tâm,
312 từ phía đông tiến qua cầu Mường Thanh, 308 từ phía tây mở đường qua
sân bay, và từ phía tây nam mở đường vào Lili, hướng về sở chỉ huy của
Đờ Cát. Quân địch chỉ chống cự lẻ tẻ."
Lúc đó, Đại đội 360 chỉ còn 5 người:
Tạ Quốc Luật,
Hoàng Đăng Vinh,
Bùi Văn Nhỏ,
Nguyễn Văn Lam và
Đào Văn Hiếu.
Khoảng 17 giờ, sau khi dùng thủ pháo tiêu diệt tổ bảo vệ ở phòng ngoài
sát cửa ra vào, 5 chiến sĩ vượt qua gian hầm thứ 2, tiến vào gian hầm
giữa khá rộng có tướng de Castries và các sĩ quan Pháp đang ở đấy. Tạ
Quốc Luật nói bằng tiếng Pháp, đại ý:
"Các ông hàng đi. Các ông thua
rồi. Các ông phải ra lệnh cho các ổ đề kháng bỏ súng, đầu hàng và điện
về Hà Nội không cho máy bay ném bom xuống Điện Biên nữa”[25]
Sau đó, nhóm chiến sĩ dẫn giải tù binh lên khỏi hầm, đi về phía cầu
Mường Thanh rồi bàn giao cho Thăng Bình - Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 130. 5
giờ 30 chiều,
đại đoàn 312 báo cáo lên:
"Toàn bộ quân địch tại khu trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng Đờ Cát"
Cụm phân khu Nam Hồng Cúm mưu toan chạy sang
Lào
nhưng bị các đơn vị QĐNDVN đuổi theo, tất cả đã bị bắt không đi thoát.
Gần 11.000 quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đã bị bắt làm tù binh.
Kết quả trận đánh
Đài tưởng niệm chiến thắng Điện Biên Phủ
Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số lên đến 16.000 người, họ đã không thể nào lật ngược thế cờ
[9].
Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh.
Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 tới 2.293 người chết, 5.240 tới 6.650
người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Toàn
bộ 17
tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội
Quân đội Quốc gia Việt Nam bị tiêu diệt. Tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1.706, gồm 1
chuẩn tướng, 16
đại tá và
trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá. Thiệt hại về phía Mỹ là 2 phi công chết và 1 bị thương.
Về không quân, Pháp bị tổn thất 59 phi cơ bị phá hủy (38 chiếc đang
bay, 21 trên phi đạo), trong đó có 3 máy bay khác bị phá hủy trước ngày
13 tháng 3
năm 1954, 2 trực thăng cũng bị phá hủy. Ngoài ra còn có 186 phi cơ khác
bị trúng đạn và hư hại ở các mức độ khác nhau. Phía Mỹ có 1 phi cơ
C-119 bị bắn rơi. Về trang bị nặng, Pháp mất toàn bộ trang bị vũ khí,
xe tăng và
pháo binh ở Điện Biên Phủ. Phía QĐNDVN thu giữ 3
xe tăng, 28
đại bác, 5.915 súng các loại, 20.000 lít xăng dầu cùng rất nhiều đạn dược, quân trang quân dụng khác.
Thiệt hại về phía
Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hồ sơ quân y của Việt Nam là 4.020 người chết
[4], 9.691 người bị thương
[26], và 792 mất tích
[4].
Hiện nay tại Điện Biên Phủ, có 3 nghĩa trang liệt sỹ trận này là nghĩa
trang phía gần đồi Độc Lập, nghĩa trang gần đồi Him Lam và nghĩa trang
gần đồi A1, lần lượt các nghĩa trang trên có 2.432 ngôi, 896 ngôi và 648
ngôi mộ, tổng cộng là 3.976 ngôi. Do một trận lũ lớn vào năm 1954 cuốn
trôi các bia mộ nên 3.972 mộ đều là liệt sỹ vô danh. Chỉ có 4 ngôi được
đặt riêng biệt là mộ các anh hùng
Bế Văn Đàn,
Phan Đình Giót,
Tô Vĩnh Diện,
Trần Can là còn biết được.
Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen:
"Quân
ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời ngợi
khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào đia
phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng
mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan
khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh độc lập, thống
nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng
đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn... "
Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến gặp và chúc mừng Bộ tổng tham mưu và
đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại đây bằng kinh nghiệm chính trị, ông đã
nói một câu chúc mừng kèm dự đoán chính xác:
"Chúc mừng chú (Võ
Nguyên Giáp) thắng trận. Nhưng đừng chủ quan, còn phải đánh với Mỹ nữa.
Sớm muộn gì chúng cũng sẽ nhảy vào Đông Dương thế chỗ Pháp"
Áp phích chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đối với thực dân Pháp, trận này là một thất bại thảm hại và bất ngờ.
[8] Mặc dù đã chiến đấu nhiều năm và về sau còn được Hoa Kỳ trợ giúp đắc lực, Pháp đã không thể bình định Việt Nam.
[9] Thảm bại này khiến cho họ không còn nhân lực và ý chí để mà tiếp tục ứng chiến.
[10] Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày
8 tháng 5 năm
1954,
Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề
Đông Dương.
Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính
thức chấm dứt chế độ
thực dân
Pháp tại Đông Dương. Dù đã áp dụng kỹ nghệ "Chiến tranh hiện đại", Pháp
đã không thể nào tránh khỏi những biến cố này. Nhiều Sĩ quan nổi giận
trước thất bại chính trị và quân sự này và họ lại đổ tội cho các chính
trị gia, giống như hồi
bị Đức đánh bại năm 1940[27].
Sau này, Bộ trưởng quốc phòng Pháp
Marcel Bigeard,
nguyên là trung tá phó chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sang
thăm Việt Nam năm 1993, nhìn lại chiến trường cũ, đã có một câu với một
nhà quay phim nước ngoài:
“Nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh”. Còn tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp, đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp rằng:
“Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc”.
Hiệp định Genève, Pháp trao trả độc lập cho 3 nước Đông Dương
Chỉ huy phó của Tập đoàn cứ điểm, đại tá
Pierre Langlais cũng viết trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ của ông rằng:
“Ở
Điện Biên Phủ, nếu người ta muốn nhìn thẳng vào sự thật, thì ắt phải
thấy rằng viện trợ cho Việt Minh chỉ là một giọt nước đặt bên cạnh dòng
thác vật tư của Mỹ đổ vào cho người Pháp chúng ta”.[28]. Nhà báo Pháp Giuyn Roa khẳng định:
“Không
phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tướng Navarre mà chính là
những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200, 300 kg hàng và đẩy bằng sức người,
những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm
nilông. Cái đã đánh bại tướng Navarre không phải bởi các phương tiện mà
là sự thông minh và ý chí của đối phương...”
Trận Điện Biên Phủ được coi là một trong những trận đánh được phân tích tỉ mỉ nhất trong
lịch sử.
[29] Thắng lợi quyết định
của lực lượng Việt Minh dưới quyền Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch ác
liệt đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh Đông Dương, chính trận chiến
này đã đưa Việt Nam lên trở thành quốc gia thuộc địa đầu tiên đánh đuổi
được Đế quốc xâm lăng, giành được độc lập, được xem là một đòn giáng
mạnh vào nước Pháp nói riêng và
thế giới phương Tây nói chung.
[8][30] (1940-2005) Theo cuốn
The French Secret Services của sử gia Douglas Porch, thảm bại Điện Biên Phủ đã
"thay đổi diễn tiến lịch sử Pháp" và sánh vai với các thất bại trước kia của Pháp dưới quyền tướng
Joseph Joffre (
1914) và
Maurice Gamelin (
1940).
[29]
Được chiến thắng của người Việt Nam cổ vũ, các khu vực thuộc địa ở Châu
Phi cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ 3 tháng sau trận Điện Biên Phủ, nhân
dân
Algérie, thuộc địa lớn nhất của Pháp đã nổi dậy đòi độc lập, nửa năm sau lại đến các nước
Maroc và
Tuynidi,
nhiều nước khác cũng nổi dậy trong những năm sau đó. Đến năm 1967, Pháp
đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa
của Pháp. Qua đó, đại thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh là một thảm họa
đánh dấu cho thất bại hoàn toàn của Pháp trong việc tái xây dựng thuộc
địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau thời
Thế chiến thứ hai
[9].
[11]
Đại tướng
Võ Nguyên Giáp tổng kêt:
-
- “Dân tộc ta có thể tự hào rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta đã chứng minh một
chân lý vĩ đại. Chân lý đó là trong thời đại ngày nay một dân tộc thuộc
địa bị áp bức, khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến
đấu cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước đế quốc chủ nghĩa".[31]
Tù binh Pháp
Theo Jane Hamilton-Merritt thì vào ngày 8 tháng 5, sau khi Việt Minh
kiểm tra số tù binh thì có 11.721 binh lính quân đội Liên hiệp Pháp đã
bị bắt, trong đó 4.436 người đã bị thương, số còn lại cũng đã suy kiệt
nặng về sức khỏe do thiếu ăn, thiếu ngủ và bị bệnh truyền nhiễm. Đây là
số lượng lớn nhất Việt Minh từng bắt giữ: một phần ba số tù binh bị bắt
trong cả cuộc chiến.
Người phụ trách y tế là thiếu tá, bác sĩ phẫu thuật Grauwin nói với tướng Giáp:
“Thương
binh chúng tôi còn nhiều, họ nằm rải rác ở các hầm. Các ông bắn ác liệt
quá, không thể chuyển được, ùn lại khoảng 600-700 người. Toàn là thương
binh nặng các hướng dồn về, còn số thương binh vừa và nhẹ nằm ở các đơn
vị tôi không rõ số lượng, nhưng biết họ đang ở trong tình trạng vô cùng
tồi tệ, có thuốc cũng khó cứu nổi. Phòng mổ cũng là nơi chứa thương
binh. Trời mưa, hầm nào cũng bùn lầy ứ đọng, thương binh phải nằm 2-3
tầng. Vệ sinh tệ hại, xin các ông giúp đỡ họ”. Hồ Chủ tịch đã chỉ thị:
“Hãy cứu chữa và săn sóc họ. Vì họ là người thua trận...”.[32]
Trong số 11.721 tù binh, có 858 lính Pháp bị thương nặng và 1 nữ y tá đã được trao trả ngay cho
Hội chữ thập đỏ, số còn lại được dẫn về các trại tù binh.
[33] Howard R. Simpson - phóng viên của Mỹ cũng viết trong sách của mình rằng một số tù binh chiến tranh khi trở về cho biết
"họ phải ăn uống rất kham khổ, đó là sự thật, nhưng khi nhìn lại thì thấy bộ đội Việt Nam ăn uống còn khổ hơn".
Họ rất xúc động vì nước Việt Nam trong điều kiện còn thiếu thốn như thế
mà vẫn chăm sóc tù binh chu đáo, đối xử với họ rất nhân đạo.
[32]
Tuy nhiên, trên đường hành quân về các căn cứ, đoàn tù binh bị hao hụt dần vì bị máy bay của Pháp giội bom xuống hằng ngày
[34], bệnh tật thường xuyên hoành hành đặc biệt là
sốt rét,
kiết lỵ,
thương hàn
do lính Pháp đã sống trong điều kiện mất vệ sinh quá lâu... Khẩu phần
ăn tương đương với bộ đội Việt Minh vẫn không đủ với thể trạng to lớn
của người Âu-Phi. Một số người khác tìm cách bỏ trốn rồi lạc và chết
trong rừng
[cần dẫn nguồn]. Trong số người bị bắt làm tù binh có 3.290 người (phần lớn mang quốc tịch Pháp) được trả tự do
[35]. Theo
VOA, có 8421 người đã chết trong lúc bị Việt Minh giam giữ
[36]
Số tù binh ở Điện Biên Phủ gồm nhiều quốc tịch khác nhau, được gọi là
đơn vị lính lê dương người nước ngoài (légion Etrangère), trong đó có
nhiều người là dân các nước thuộc địa Pháp ở
Bắc Phi,
Trung Phi, cả người Trung Âu (
Đức,
Áo…). Số tù binh này được bố trí những cuộc nói chuyện, trao đổi ý kiến ở những giờ gọi là “lớp học” về
chủ nghĩa thực dân. Một số sau khi trở về Tổ quốc đã chiến đấu chống Pháp để giành lại độc lập cho quê hương.
[37]
Ngoài số tù binh là lính lê dương Pháp, QĐNDVN cũng bắt được 3091 lính bản xứ người Việt phục vụ cho Pháp (
Quân đội Quốc gia Việt Nam). Số tù binh này được trả tự do
[cần dẫn nguồn],
một phần trở về quê quán, phần khác lại theo Pháp tập kết vào Nam tiếp
tục phục vụ và trở thành chỉ huy cao cấp trong tổ chức hậu thân là
Quân lực Việt Nam Cộng hòa (ví dụ như
Phạm Văn Phú sau này trở thành thiếu tướng của Việt Nam Cộng hòa).
Trong văn hóa đại chúng
Tranh
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ nổi tiếng của
Nguyễn Sáng
Trận Điện Biên Phủ là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng như các bài hát
Hò kéo pháo,
Chiến thắng Điện Biên,
Qua miền Tây Bắc... hay bài thơ
Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ
Tố Hữu có những đoạn đã trở nên rất quen thuộc với từng chiến sĩ Điện Biên:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng, đầu nung lửa sắt
56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn!
...Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến
…Dù bom đạn xương tan thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…"
Điện ảnh Việt Nam có những bộ phim lấy bối cảnh trận đánh, tiêu biểu là 2 phim
Hoa ban đỏ và
Giải phóng Điện Biên. Điện ảnh Pháp cũng làm một bộ phim sử thi về trận đánh này.
Cuối 2011, công ty EMOBI GAMES Việt Nam đã làm một game bắn súng 3D đầu tiên của Việt Nam là
7554 có nội dung chủ yếu mô tả về chiến dịch này.
Ngoài ra, cũng xuất hiện bộ tem "Chiến thắng Điện Biên Phủ" (1954) do họa sĩ
Bùi Trang Chước vẽ.
Chú thích
- ^ Yves Beigbeder, Judging War Crimes And Torture: French Justice And International Criminal Tribunals And Commissions (1940-2005), trang 40
- ^ Xiaobing Li (2007). A history of the modern Chinese Army. University Press of Kentucky. tr. 212. ISBN 0-8131-2438-7.
- ^ Jane Hamilton-Merritt. Tragic Mountains: The Hmong, the Americans, and the Secret Wars for Laos. Đại học Indiana Press. tr. 62. ISBN 0253207568.
- ^ a ă â "Lịch
sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954", Ban tổng
kết-biên soạn lịch sử, BTTM, 1991. Tổng kết Chiến dịch ĐBP, BTTM, tr.
799
- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ "Dienbienphu turned out to be the biggest battle of the war and ended in the French garrison being overrun".
Trích: Jeff Drake, How the U.S. Got Involved In Vietnam [3]
- ^ a ă â b c George Kilpatrick Tanham, Michael A. Sheehan, Communist revolutionary warfare: from the Vietminh to the Viet Cong trận Điện Biên Phủ, trang 51
- ^ a ă â b c d James Stuart Olson,Robert Shadle, Historical dictionary of European imperialism, trang 172
- ^ a ă Pierre Asselin, A bitter peace: Washington, Hanoi, and the making of the Paris agreement, trang 38
- ^ a ă James Stuart Olson,Robert Shadle, Historical dictionary of European imperialism, trang 1
- ^ Dẫn theo Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ Điểm hẹn lịch sử. Chương 1: Cuộc họp ở Tỉn Keo
- ^ SGK Lịch sử 12, bài 20
- ^ Thời điểm của những sự thật (2004), NXB CAND, (nguyên gốc: "Le Temps des Vérites" xuất bản tại Paris năm 1979), tr. 51, trích: "Từ năm 1952, viện trợ Mỹ chiếm khoảng 80% chi phí chiến tranh ở Đông Dương".
- ^ a ă â b c Thời điểm của những sự thật (trích hồi kí Navarre về Điện Biên Phủ/ Herri Navarre. NXB: Công an nhân dân, 1994
- ^ Hồi ký L’Agonie de l’Indochine của Henry Navarre
- ^ Paul Ély, Đông Dương trong cơn lốc, Paris, 1964, tr. 51
- ^ a ă Điện Biên Phủ - Những điều chưa có trong lịch sử chiến tranh, báo Tiền Phong, 07/05/2008
- ^ Công tác hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ. Tổng cục hậu cần năm 1979, tr 594
- ^ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ TINH THẦN VÀ SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ VIỆT NAM. Tác giả: Thượng tướng Hoàng Minh Thảo.
- ^ Paul Ély, Đông Dương trong cơn hấp hối, tr.163
- ^ Hồi ký Benard Fall: Điện Biên Phủ, 1 góc địa ngục
- ^ a ă â Điện Biên Phủ - 170 ngày đêm bị vây hãm. ERWAN BERGOT. Nhà xuất bản Công An Nhân Dân. Chương 5
- ^ Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, chương 5
- ^ http://www.nguoiduatin.vn/gap-nguoi-bat-song-tuong-de-castries-a4393.html
- ^ Lịch sử bộ đội quân y, Tập 1, NXB Quân đội nhân dân, tr. 479: Trích: "Tổng
số thương binh trong toàn chiến dịch là 10.130 người, chia ra đợt truy
kích Lai Châu 206 người, đợt hoạt động Thượng Lào 233 người, đợt chuẩn
bị ĐBP 1.234 người, đợt 1 ĐBP 2.262 người, đợt 2 ĐBP 4.378 người, đợt 3
ĐBP 1.817 người. Tỉ lệ so với số quân tham chiến là 18,8%. Số thương
binh nhẹ là 56,6%, thương binh vừa là 26,6%, thương binh nặng là 16,8%.
Số bệnh binh là 4.189 người."
- ^ Yves Beigbeder, Judging War Crimes And Torture: French Justice And International Criminal Tribunals And Commissions (1940-2005), trang 66
- ^ http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Dien-Bien-Phu-Nho-lai-de-suy-ngam/20105/30662.vgp
- ^ a ă Patti Polisar, Inside France's Dgse: The General Directorate for External Security, các trang 35-37.
- ^ Yves Beigbeder, Judging War Crimes And Torture: French Justice And International Criminal Tribunals And Commissions, trang 63
- ^ http://www.vietnamplus.vn/Home/Vi-Tong-chi-huy-Chien-dich-Dien-Bien-Phu-lich-su/20118/101352.vnplus
- ^ a ă Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ Điểm hẹn lịch sử, chương 13: Đợt tiến công cuối cùng
- ^ "The Long March". Dienbienphu.org, Retrieved 12 January 2009
- ^ Bernard Fall, Hell in a Very Small Place. The Siege of Dien Bien Phu, p. 429. New York: J.B. Lippincott Company. ISBN 0-306-80231-7
- ^ Jane Hamilton-Merritt. Tragic Mountains: The Hmong, the Americans, and the Secret Wars for Laos. Đại học Indiana Press. tr. 62. ISBN 0253207568.
Nguyên văn: "General Giap's booty included a major cache of weapons and
supplies. His forces captured 11.721 French Union soldiers and released
3.290. Most of these were French nationals. The other 7.801 prisoners
were unaccounted for — presumablely killed or kept as POWs. But the most
important spoil of this war is his victory over the white men."
- ^ Tổng thống Pháp Jacques Chirac ca ngợi lòng dũng cảm của các binh sĩ Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ., VOA Việt ngữ, 07 tháng 5 năm 2004
- ^ http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Dien-Bien-Phu-Nho-lai-de-suy-ngam/20105/30662.vgp. Trích: Và
người Algeria ấy, khi được trả tự do, đã trở về Tổ quốc. Anh là Slimane
Hoffman. Mấy năm sau, anh tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng Algeria,
đã chiến đấu và trở thành một đại tá cục trưởng. Anh đã thực hiện một
Điện Biên Phủ ở Tổ quốc mình.
Tham khảo
Tiếng Việt
- Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ Điểm hẹn lịch sử
- Đại đoàn Quân Tiên Phong, 470 trang, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1966
- Sư đoàn 304, Tập 1: 1950-1954, 281 trang, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1980
- Sư đoàn 316, tập 1: 1951-1954, 258 trang, Nxb Quân đội Nhân dân, 1981
- Lịch sử sư đoàn bộ binh 312 1950-2000, 372 trang, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001
- Pháo binh nhân dân Việt Nam: những chặng đường chiến đấu, 391 trang, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1982
- Lịch sử Đoàn pháo binh Anh dũng-Lữ đoàn pháo 675: 1950-2000, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2000
Tiếng Anh
- James Stuart Olson, Robert Shadle, Historical dictionary of European imperialism, Greenwood Publishing Group, 1991. ISBN 0313262578.
- Patti Polisar, Inside France's Dgse: The General Directorate for External Security, The Rosen Publishing Group, 01-09-2002. ISBN 082393814X.
- Davidson, Phillip. Vietnam at War. Oxford University Press, New York, 1988. ISBN 0-19-506792-4
- “Dien Bein Phu”. Spartacus Educational. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2006.
- “Ðiên Biên Phú - The "official and history site" of the battle”. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2006.
- Fall, Bernard B. Hell in a Very Small Place. The Siege of Dien Bien Phu. De Capo Press, New York, 1966. ISBN 0-306-80231-7
- The Fall of Dienbienphu, Time Magazine, 17 tháng 5, 1954 edition
- Rottman, Gordon L. Khe Sanh (1967–1968) – Marines battle for Vietnam's vital hilltop base. Osprey Publishing, 2005. ISBN 1-84176-863-4
- Roy, Jules. The Battle of Dienbienphu. 1963. Translated from the French by Robert Baldick, 1965. Library of Congress catalog card number: 64-25121; again by Basic Books, 2002, with an Introduction by Ralph Wetterhahn
- Pierre Asselin, A bitter peace: Washington, Hanoi, and the making of the Paris agreement, Univ of North Carolina Press, 25-11-2002. ISBN 0807854174.
- Yves Beigbeder, Judging War Crimes And Torture: French Justice And International Criminal Tribunals And Commissions (1940-2005), Martinus Nijhoff Publishers, 2006.
- Stone, David Dien Bien Phu 1954. Brassey's, 2004. ISBN 1-85753-372-0
- George Kilpatrick Tanham, Michael A. Sheehan, Communist revolutionary warfare: from the Vietminh to the Viet Cong, Greenwood Publishing Group, 30-08-2006. ISBN 0275992640.
- Windrow, Martin The Last Valley. Weidenfeld and Nicolson, 2004. ISBN 0-306-81386-6
- Pierre Asselin, 1997. New Perspectives on Dien Bien Phu Explorations in Southeast Asian Studies, Vol 1, No. 2
Tiếng Pháp
Liên kết ngoài
Liên kết đa phương tiện
- Phim tư liệu (video)
- Hồi kí (video)
- Báo cáo chiến tranh (Thư viện ảnh và chú thích)
|
|
|
Tham chiến |
|
|
Diễn biến |
Nguyên
nhân
|
|
|
Cầm cự
(1945-
1947)
|
|
|
Phòng ngự
(1948-
1950)
|
|
|
Phản công
(1950-
1954)
|
|
|
|
Chính trị
Ngoại giao |
Ngoại giao
|
|
|
Chính trị
|
|
|
Phong trào
quần chúng
|
|
|
|
Khác |
Chiến lược
quân sự
|
|
|
Ném bom
|
|
|
|
|
|
Tội ác
|
|
|
Hậu quả
|
|
|
|
|
|