Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp



DANH NHANVIET. Dĩ công vi thượng là đặt lợi ích chung lên trên hết. Đó là lời Bác Hồ nói với Bác Giáp tại hang Pắc Bó trước năm 1945. Suốt đời đại tướng Võ Nguyên Giáp tâm đắc điều này và là tấm gương mẫu mực về Dĩ công vi thượng. Từ “buổi đầu dựng nước” “chiến đấu trong vòng vây” đến “những năm tháng quyết định”, “ứng xử cuối đời” đều thể hiện một nhân cách lớn. Nhân Dân, Quốc Hội, Đảng, Chính Phủ Việt Nam đến bè bạn khắp năm châu đều nể trọng và đánh giá cao đại tướng Võ Nguyên Giáp kể cả những người vốn không cùng chính kiến. Sau chủ tịch Hồ Chí Minh, hiếm có một vị anh hùng dân tộc nào đương thời được dân tộc Việt ngưỡng mộ và tôn kính như thế. Dưới đây là bài "Dĩ công vi thượng " của Đại tướng đã đăng trên báo Nhân Dân và một tư liệu nước ngoài vừa đăng về Người. Bản dịch tiếng Việt được tham khảo từ Internet.

DĨ CÔNG VI THƯỢNG (*)
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP


Nhân dịp Hội thảo kỷ niệm lần thứ 115 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi muốn nói một vài điều tâm niệm và kể lại một hồi ức về lời dạy của Bác đối với cán bộ, đảng viên "Dĩ công vi thượng".

Nhớ lại, cách đây hơn 60 năm, một buổi tối mùa đông lạnh lẽo, trong hang Pác Bó (Cao Bằng), Bác Hồ trao cho tôi nhiệm vụ tổ chức "Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân". Hang nhỏ nằm sâu trong khe núi. Ngoài cửa hang, nơi Bác Hồ đã khắc vào đá dòng chữ 8-2-1941 là ngày Bác tới ở hang này.

Trong hang tối, không khí ẩm và lạnh. Tôi nhặt những cành củi khô nhóm một ngọn lửa sưởi ấm cho Bác. Không dám đốt lửa to, sợ ánh sáng lọt ra ngoài, lộ bí mật. Khói bốc cay xè, củi nổ tí tách. Tôi ở lại nghỉ một đêm với Bác. Nằm bên Bác trên một chiếc giường lát bằng cành cây, tôi lắng nghe tiếng Người nói nhỏ nhẹ đều đều, giọng xứ Nghệ ấm áp. Bác và tôi trò chuyện đến quá nửa đêm, bàn về vấn đề chuẩn bị phát động võ trang khởi nghĩa.

Bỗng nhiên Bác dừng lại nói một câu: "Chú Văn ạ, làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng". Hơn sáu mươi năm đã trôi qua, lời nói ấy của Bác vẫn còn văng vẳng bên tai tôi. Bác chỉ nói ngắn bốn chữ như vậy thôi, mà tôi nhớ mãi và phấn đấu làm theo lời Bác suốt đời cho đến tận ngày nay.

Dĩ công vi thượng là cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích chung lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đặt lợi ích của dân, của nước, của Ðảng lên trên hết, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân. Dĩ công vi thượng là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về Dĩ công vi thượng.

Ðạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới, nó tiếp thu, kế thừa và phát triển đạo đức truyền thống của dân tộc thương nước thương nòi, tương thân tương ái, kết hợp với tinh hoa đạo đức của nhân loại và đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

Dĩ công vi thượng là cốt cách người cách mạng. Nếu ai không làm được điều này thì không thể trở thành người cách mạng, người cán bộ, đảng viên, đoàn viên chân chính.

Trong Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quân ta đã thực hiện lời Bác dạy, đưa cách mạng đến thành công, kháng chiến đến thắng lợi.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, biết bao cán bộ, đảng viên, nhân dân ta đang ra sức phấn đấu vượt lên mọi khó khăn, thách thức, ngày đêm lao động cần cù, dũng cảm, sáng tạo để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, làm cho dân giàu, nước mạnh, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên bên cạnh đó, đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức, chủ nghĩa cá nhân, bè phái, cơ hội phát triển, đang ảnh hưởng lớn đến sức mạnh lãnh đạo của Ðảng ta, đến lòng tin của nhân dân đối với Ðảng.

Dư luận về hiện tượng hối lộ chạy chức, chạy cấp đang diễn ra trong nhiều cấp, nhiều ngành. Cứ như vậy thì cán bộ ngay khi ngồi vào ghế nhậm chức đã không còn là cán bộ của Ðảng, của dân, không thể đem toàn tâm toàn ý để phục vụ Tổ quốc, phục vụ Ðảng, phục vụ nhân dân. Họ trở thành kẻ cơ hội, lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng.

Tình hình tham ô ăn cắp của công, nhũng nhiễu, bòn rút của dân, lãng phí tiền bạc, phương tiện của Nhà nước, quan liêu xa rời dân vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, làm biến chất không ít cán bộ, đảng viên. Nhiều tổ chức kinh tế Nhà nước, cơ quan Nhà nước, bất chấp kỷ cương pháp luật, đã có những hành động tham ô, hối lộ, trốn thuế, lậu thuế làm thất thoát hàng tỷ, chục tỷ, trăm tỷ đồng mà tổ chức Ðảng, tổ chức Ðoàn thanh niên, tổ chức Công đoàn ở đó hầu như không biết, hoặc biết mà không dám nói, thậm chí có trường hợp lại đồng tình.

Ðó là những tội lỗi hại dân hại nước của những kẻ mang danh "cán bộ Ðảng, cán bộ Nhà nước" nhưng đã thoái hóa không còn giữ được phẩm chất cách mạng. Sự thoái hóa này làm giảm sút sức mạnh lãnh đạo của Ðảng, giảm sút sức mạnh chiến đấu của một số tổ chức Ðảng và đoàn thể, đe dọa sự tồn vong của Ðảng ta, của chế độ ta.

Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục thực hiện kiên quyết hơn nữa cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng theo Nghị quyết T.Ư 6 lần hai, đẩy mạnh việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu một cách có hiệu quả. Phải đánh thắng bằng được "giặc nội xâm", coi những tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám như Bác Hồ đã từng nói.

Ðấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, đánh thắng "giặc nội xâm" phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Dĩ công vi thượng.

Ði đôi với xây, phải chống, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, chấp hành nghiêm điều lệ Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi đảng viên bình đẳng trước Ðiều lệ Ðảng, bất kể là ai.

Phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trước quần chúng, của cấp trên trước cấp dưới vì "thượng bất chính hạ tác loạn".

Bác Hồ nêu rõ: "Ðạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Khác với tác dụng điều chỉnh hành vi của pháp luật là bắt buộc, sự hình thành và phát triển đạo đức cách mạng là trên tinh thần tự giác tự nguyện, dựa vào chính lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng.

Mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta hằng ngày hãy soi xét lại mình về điều Bác dạy: "Làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng", tự mình kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, bè phái, cơ hội, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thật thà tự phê bình và phê bình, gắn việc rèn luyện đạo đức với công tác thực tế.

Tác dụng nêu gương của người đảng viên, cán bộ có vai trò rất quan trọng. Dân ta tin Ðảng là tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng, vào vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ và đảng viên.

Kỷ niệm ngày toàn thắng 30 tháng Tư, chúng ta nhớ tới biết bao đảng viên ưu tú đã một lòng vì nước vì dân, nêu cao tinh thần gương mẫu trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc 10.000 ngày, không quản gian khổ hy sinh, sẵn sàng xả thân để giành chiến thắng.

Tại mặt trận, trước tình huống khó khăn, gay go, quyết liệt đã vang lên tiếng thét: "Các đảng viên cộng sản tiến lên!", "Ai là người theo Ðảng hãy tiến lên!". Hai tiếng đảng viên thiêng liêng và hành động tiên phong gương mẫu của đảng viên đã có sức mạnh cổ vũ đồng đội xông lên tiêu diệt kẻ thù, giành thắng lợi.

Ngày nay, sức mạnh lãnh đạo của Ðảng thể hiện ở vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn là nhân tố quan trọng, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cán bộ cấp càng cao thì tác dụng gương mẫu càng quan trọng. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Ðảng, Nhà nước, quân đội, các đoàn thể, ở Trung ương và địa phương, thủ trưởng các ban, ngành, các đơn vị sản xuất và chiến đấu hãy nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Dĩ công vi thượng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Cần thực hiện học đi đôi với hành, nói đi đôi với làm. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 113 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra chỉ thị: "Ðẩy mạnh nghiên cứu tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới".

Mở đầu là hàng loạt cuộc thi báo cáo viên giỏi được tổ chức trong cả nước, thu hút các tầng lớp nhân dân, từ cán bộ lão thành cách mạng đến thanh niên, sinh viên. Ðây là một sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm làm cho toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh thường nhắc nhở: "Nói đi đôi với làm".

Nhưng thực tế chưa chuyển biến được bao nhiêu. Hiện tượng nói nhiều hơn làm, nói một đường làm một nẻo còn diễn ra ở nhiều cấp, nhiều nơi. Cần thực hiện có hiệu quả phong trào "Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh". Các lực lượng vũ trang rèn luyện xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, trung với Ðảng, trung với nước, hiếu với dân. Công an nhân dân làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy; các cháu thiếu niên, nhi đồng phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ; thanh niên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Trong điều kiện mới, bên cạnh mặt tích cực của cơ chế thị trường, đang có những tác động tiêu cực làm xói mòn đạo đức, lối sống của nhân dân ta, ngay cả trong cán bộ, đảng viên, đòi hỏi Ðảng ta phải bằng mọi biện pháp đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả. Hãy tăng cường tuyên truyền giáo dục đạt tới những hành động thực tiễn làm tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng đen của chủ nghĩa cá nhân thực dụng, bè phái cơ hội, những xu hướng coi quyền lực trên hết, đồng tiền trên hết, bất chấp lương tâm, nghĩa vụ, tình nghĩa...

Một câu hỏi đang được đặt ra là: Vì sao càng chống tham nhũng nhưng tham nhũng không giảm, vẫn phát triển tinh vi hơn, diện rộng hơn, nghiêm trọng hơn, nhất là trong xây dựng cơ bản. Ðây là vấn đề cần được chúng ta nghiêm túc xem xét, đặc biệt là các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan có trách nhiệm phải thật sự kiểm tra, nghiên cứu tìm cho rõ nguyên nhân và có biện pháp tiêu diệt.

Một trong những nguyên nhân là không dựa vào quần chúng, thiếu dân chủ. Bác Hồ đã từng nói: "Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công. Quần chúng tức là toàn thể chiến sĩ trong quân đội, toàn thể công nhân trong xưởng, toàn thể nhân viên trong cơ quan, v.v..., rồi đến toàn thể nhân dân"...

Ngày nay còn có lực lượng quan trọng là các cựu chiến binh và các bậc lão thành cách mạng. Bác còn nói: "Việc "chống" này phải động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng".

Vì vậy, chúng ta cần phát huy sức mạnh của mọi lực lượng, bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là phải thật sự thực hiện dân chủ để cho quần chúng nhân dân có điều kiện tham gia, dám đấu tranh và đấu tranh thì được bảo vệ. Nếu không có dân chủ thực sự, không để "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra", không tiếp thu nghiêm túc và chân thành những ý kiến của quần chúng thì sức mạnh của quần chúng không thể phát huy được.

Chúng ta cần khắc phục lối làm việc nhiều khi cấp trên xuống cấp dưới kiểm tra tình hình thì thường "tiền hô hậu ủng", nặng nghe báo cáo, gặp đại diện, hạn chế việc tiếp xúc lắng nghe ý kiến của dân, nên không hiểu thực chất của tình hình.

Nghiêm khắc mà nói, một thời gian khá dài, bệnh quan liêu đã và đang diễn ra trong nhiều cơ quan Ðảng và Nhà nước, đoàn thể. Ðã đến lúc chúng ta phải đấu tranh chống lại một cách quyết liệt bệnh quan liêu. Bác Hồ đã từng nói: Có bệnh tham ô, lãng phí là vì quan liêu.

Hãy làm theo lời Bác "Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân".

Cần, kiệm, liêm, chính trong tình hình nhiệm vụ mới hiện nay có ý nghĩa và nội dung mới:

Cần là có ý chí vươn lên, lao động sáng tạo cần cù, dũng cảm, tổ chức sản xuất giỏi, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh cao.

Kiệm là không xa hoa, phô trương, hình thức, không làm những việc không thiết thực đối với đời sống của dân, không xây dựng những công trình kém chất lượng gây lãng phí thời gian, tiền của và sức lực của nhân dân, quý từng đồng tiền, hạt gạo của dân, quý trọng giữ gìn và sử dụng có hiệu quả tài nguyên của đất nước.

Liêm là không tham ô, hối lộ, bòn rút của công, ăn bớt của dân. Sống trong sạch, lành mạnh, quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và mọi tệ nạn, mọi sai trái khác.

Chính là quang minh chính trực, trung thực, thẳng thắn, không làm ăn gian dối, không báo cáo sai sự thật, không dối trên, lừa dưới, không bè phái, cơ hội, dám nhìn thẳng vào sự thật, công khai, minh bạch, dân chủ, biết nghiêm khắc, biết khoan dung.

Chúng ta hãy thực hiện lời dạy của Bác về đạo đức cách mạng ngay trong quá trình tiến hành Ðại hội Ðảng các cấp tiến tới Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X. Toàn Ðảng ta hãy nêu cao tinh thần tự phê bình, phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, bè phái, thực hiện dân chủ thực sự, lựa chọn được những đảng viên tiêu biểu có đức, có tài, dĩ công vi thượng, cần, kiệm, liêm, chính đưa vào đoàn đại biểu đi dự Ðại hội, vào các cấp ủy Ðảng, làm cho đảng ta thật sự vững mạnh, trong sạch, đảm nhiệm được sứ mệnh lịch sử mới trước Tổ quốc, trước nhân dân, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ và vững chắc trên con đường đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Bác Hồ hằng mong muốn.

(TienPhong Online Thứ Tư, 18/05/2005, 22:51 Theo Nhân Dân)

(*) Bài tham dự Hội thảo kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17/5 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

GENERAL VO NGUYEN GIAP 's LAST BATTLE FOR THE HIGHLANDS OF VIETNAM



“Ông đã đánh bại người Pháp. Ông đã làm bẽ mặt những người Mỹ. Giờ đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam đối diện với cuộc chiến cuối cùng của mình” (đề xuất các quyết sách hợp lý để phát triển đất nước bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng)

The general, a confidante of Ho Chi Minh, who oversaw the siege of Dien Bien Phu and helped repel the Americans is taking on the communist regime over the environment and Chinese influence

By Tom Fawthrop FIRST POSTED MAY 27, 2009 In 1954, General Vo Nguyen Giap masterminded a harrowing epic 57-day siege which brought about the crushing defeat of the French empire in Indochina. It was a victory which destroyed the assumption of Western invincibility and inspired anti-colonial struggles all over the world. During the US war Giap was again commander-in-chief, but this time he assumed extra responsibility as the defence minister in Ho Chi Minh's government of North Vietnam.

The amazing supply-line carved out of a 2,000 mile long trail through dense jungle and mountains dubbed the "Ho Chi Minh Trail" was Giap's Initiative. It was to become one of the most bombed roads in the history of warfare. The General also masterminded the final offensive in Spring 1975.

Giap is widely considered to be one of the greatest military leaders of the 20th century - all the more remarkable given that his background was entirely civilian - his early working years were spent as a teacher and a journalist. After the war hard-liners in control of the Vietnamese communist party were jealous of his international stature and intellectual abilities and the war hero was ejected from the politburo in 1982. In 1991 he retired as deputy prime minister.

The country's most famous soldier is still fighting. This time over the environment.


Now 97, physically frail but still mentally sharp, Giap lives with his wife in an old French colonial house in Hanoi, where he leads a modest existence. He rises at around 5am when he starts his day with breathing exercises before turning into RFI - Radio France International, before listening to the news on Vietnamese stations.

Domestic life is occasionally interrupted by the arrival of various visiting foreign and Vietnamese dignitaries who come to pay their respects. President Lula of Brazil, Hugo Chavez from Venezuela and the South Africa's Thabo Mbeki visited him last year. A number of US politicians have also been to see him, including Robert McNamara his counterpart in the Vietnam War in charge of US Defense Department.

Giap has largely retired from public office apart from holding several honorary roles in associations for Vietnam's war veterans and historians, but the country's most famous soldier is still fighting. This time the battle is over the environment.

The Vietnamese government, eager to keep up the impressive economic growth that was derailed by the global financial crisis, is committed to extracting an estimated 8 billion tonnes of bauxite, the ore which is essential to aluminum production.

Two-thirds of Vietnam's bauxite is to be found in the Central Highlands, a stunningly beautiful and fertile region of thickly forested mountains, coffee plantations and, some argue, an area of enormous eco-tourism potential. There are fears that open-cut mining will destroy vast areas of forest and crops leaving huge deposits of toxic sludge.

Despite Vietnam's long history of conflict with China which briefly invaded the country in 1979, the Chinese aluminum giant Chinalco has been granted a contract for one of the mines. But in January this year, General Giap sent an open letter calling on the government to halt the project.



Giap masterminded the siege of Dien Bien Phu, which crushed the French and destroyed the aura of Western invincibility

Giap's stature as a national hero, one-time confidante of late president Ho Chi Minh and one of Vietnam's few untainted politicians is undisputed and the Government realized that they couldn't dismiss him as a mere dissident. Moreover having actively helped Vietnam's ecologists back in the 1980s when he was deputy prime minister, Giap's green credentials are convincing.

According to the scientist, Nguyen Huu Ninh, who was part of a UN team awarded the 2007 Nobel Peace Prize for work on climate change, Giap has a real understanding of ecology. Moreover, "He was our first leader after the war to focus on environmental problems". He has long been fascinated by the green movement. In 1986 a professor returned from a trip to UK with a copy of Schumacher's 'Small is beautiful', one of the Movement's great works and gave it to Giap on a Friday evening; by Monday the General had finished it and was asking for more books on ecology.



Giap is still honoured by visiting dignitaries, including Hugo Chavez, president of Venezuela

So the letter from the 'Green General', which detailed the consequences of the mining proposals in terms of environmental damage, harm to ethnic minorities and even a threat to national security, prompted an unprecedented protest, a rare event in what is still a one-party communist state. It is also rare in a one-party system for such a protest to be reported in the state-owned media. The general's intervention prompted 135 intellectuals to sign a petition to the Vietnamese National Assembly calling for a halt to the project.

In the face of the outcry, Prime Minister Nguyen Tan Dung, who had described the exploitation of the bauxite as "a major policy of the party and the state", felt he had no choice but to backtrack. Last month, after a hastily convened seminar on the environment, he agreed to scale back the development until a full assessment of the possible environmental impact could be made.



Giap is a national hero, confidante of late president Ho Chi Minh and one of Vietnam's few untainted politicians

Now opponents have questioned the mines' economic feasibility, given that bauxite processing requires a lot of water and access to cheap electricity, and Vietnam is facing shortages of both. In addition to the environmental concerns, some critics have complained about the presence of hundreds of Chinese workers in the strategic Central Highlands.

Amid the flurry of criticism, which was even joined by his Environment Minister, Dung has now frozen work on one bauxite mine, though he has permitted Chinalco to proceed with another.

General Giap may not win this battle outright but, as always, he is putting up a ferocious fight

By Tom Fawthrop FIRST POSTED MAY 27, 2009

TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP



DANHNHANVIET. Sau kết luận của Bộ Chính Trị về vấn đề khai thác boxit ở Tây Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có bức thư thứ ba gửi Ban Chấp Hành Trung ương, Bộ Chính Trị, Quốc Hội và Chính Phủ ngày 20/5/2009 (http://www.viet-studies.info/kinhte/VNGiap_Boxit_3.pdf) đề xuất các kiến nghị. Ý kiến của Đại tướng có thể được chấp nhận hoặc không chấp nhận nhưng rõ ràng là chính kiến và công tâm. Từ vấn đề mới này đã soi sáng những đảm lược của Bác Giáp và những uẩn khúc cũ khác của lịch sử chưa được làm rõ như Bác Giáp đã ký giấy mời Nguyễn Tường Tam về nước, sự quan hệ với đội ngoại quốc "Con Nai", Mậu Thân 1968, Mùa hè 1972, Mùa xuân 1975. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đại dũng,nhân cách lớn "dĩ công vi thượng" vượt lên vinh nhục cá nhân.

Năm 1954, tướng Võ Nguyên Giáp đặt kế hoạch và chỉ huy một cuộc bao vây bi hùng 57 ngày mà kết quả mang lại là đánh tan đế quốc Pháp ở Đông Dương.

Đó là một chiến thắng hủy diệt cái vẻ như vô địch của phương tây và khuyến khích các cuộc đấu tranh chống lại chế độ thực dân trên khắp thế giới.

Suốt cuộc chiến tranh với Mỹ, tướng Giáp một lần nữa lại là vị tổng tư lệnh, nhưng lần này ông gánh vác nhiều trách nhiệm hơn với chức vụ bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ của Hồ Chí Minh ở miền Bắc Việt Nam.

Đường tiếp vận đáng ngạc nhiên trải dài 3200 km xuyên qua núi rừng dày đặc và được gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh” là sáng kiến của tướng Giáp. Con đường này là một trong những con đường bị dội bom nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh. Tướng Giáp cũng phác họa kế hoạch và chỉ huy trận tấn công sau cùng vào mùa Xuân năm 1975.

Tướng Giáp hiện được nhiều người xem như một trong những vị chỉ huy quân sự vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20 – điều đáng chú ý được ghi nhận rằng xuất thân của ông là một người thuần túy dân sự — những năm làm việc đầu tiên của ông là làm nhà giáo và nhà báo. Sau trận thắng, những người theo đường lối cứng rắn nắm quyền kiểm soát đảng cộng sản Việt Nam đã ghen tức về sự nổi tiếng ở quốc tế của tướng Giáp và khả năng trí tuệ của ông và vị anh hùng của cuộc chiến tranh đã bị đẩy ra khỏi bộ chính trị vào năm 1982. Năm 1991, tướng Giáp về hưu với chức vụ phó thủ tướng.

Người chiến sĩ nổi tiếng nhất của quốc gia này hiện vẫn còn đang chiến đấu. Cuộc chiến đó là về môi trường.

Vi tướng 97 tuổi có thể chất yếu, nhưng tinh thần còn rất sáng suốt, ông sống với người vợ trong một căn nhà rất lớn ở Hà Nội, nơi đây ông đang có một cuộc sống khiêm nhường. Ông thức dậy vào lúc 5 giờ sáng và bắt đầu một ngày bằng các bài tập thể dục hít thở sâu trước khi mở chương trình của đài phát thanh quốc tế bằng tiếng Pháp (RFI), và nghe tin tức trên đài phát thanh tiếng Việt.

Đời sống ở nhà thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi cuộc viếng thăm của các nhân vật cao cấp trong chính phủ Việt Nam và ngoại quốc. Tổng thống Lula của nước Brazil, Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela và tổng thống Thabo Mbeki của Nam Phi đã tới thăm tướng Giáp vào năm 2008. Một số các nhà chính trị của Hoa Kỳ cũng viếng thăm ông, trong đó có ông Robert McNamara, cựu bộ trưởng Quốc phòng vào thời chiến tranh Việt Nam.

Tướng Giáp ít còn thấy xuất hiện trước công chúng, kể cả việc ông nắm giữ một số chức vụ danh dự trong hội cựu chiến binh và hội sử học, nhưng người chiến binh nổi tiếng nhất của quốc gia này vẫn còn chiến đấu. Lần này cuộc chiến là về lãnh vực môi trường.

Chính phủ VN ham muốn chạy theo sự phát triển kinh tế và rồi đã bị trật đường rầy vì cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu, hiện nay đang tham gia vào một cuộc khai mỏ bauxite ước lượng khoảng 8 tỉ tấn. Bauxite là loại quặng chủ yếu để sản suất nhôm.
Hai phần ba bauxite của Việt Nam được tìm thấy ở Tây nguyên, một miền đất phì nhiêu vừa có nhiều cảnh đẹp tuyệt vời, gồm nhiều dãy núi cao với rừng rậm dầy đặc, các đồn điền cà phê và, một số người đang bàn bạc, là một khu vực có tiềm năng to lớn dành cho du lịch sinh thái. Hiện đang có nhiều nỗi lo sợ rằng việc khai mỏ lộ thiên sẽ tàn phá các khu rừng rộng lớn, hủy hoại mùa màng, và để lại các chất trầm tích là loại bùn đỏ độc hại.

Mặc cho lịch sử lâu dài của Việt Nam về các mối tranh chấp với Trung Quốc, (nước đã xâm lăng vào Việt Nam vào năm 1979) hãng nhôm khổng lồ của Trung Quốc là Chinalco đã được cấp một hợp đồng dành cho một trong nhiều khu mỏ bauxite. Nhưng vào tháng 1-2009 năm nay, tướng Giáp đã gởi một lá thư ngỏ để kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chận đứng kế hoạch nầy lại.

Tầm cỡ của tướng Giáp như một vị anh hùng dân tộc, là người tâm phúc của cố chủ tịch Hồ Chí Minh, và là một trong vài ba chính trị gia không bị tai tiếng mà ai ai cũng phải công nhận. Chính quyền Việt Nam đã nhận ra rằng họ không thể nào xem ông như một nhà bất đồng chính kiến được. Thêm vào đó, ông đã từng là một nhà môi trường rất tích cực trong những năm 1980 khi còn làm phó thủ tướng, thành tích về môi trường của tướng Giáp là đáng tin cậy.

Theo nhà khoa học Nguyễn Hữu Ninh, (là một thành viên trong một nhóm các khoa học gia của Liên Hiệp Quốc đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2007 vì thành tích về các nghiên cứu về sự thay đổi khí hậu) thì Tướng Giáp có một sự hiểu biết về môi sinh thật sự. Hơn nữa, “ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, Tướng Giáp là nhà lãnh đạo đầu tiên tập trung vào các vấn nạn của môi trường”. Ông rất say mê về phong trào bảo vệ môi trường. Vào năm 1986, sau khi viếng thăm nước Anh, một vị giáo sư quay trở lại Việt Nam có mang theo một cuốn sách “Nhỏ mà Đẹp” “Small is Beautiful” của tác giả Schumacher và tặng cuốn sách ấy cho tướng Giáp vào tối thứ Sáu; vào ngày thứ Hai kế đó, tướng Giáp đã đọc xong cuốn sách và đã hỏi còn có nhiều sách về môi trường nữa không.

Vì thế lá thư ngỏ của vị “tướng lãnh môi trường xanh” nêu lên chi tiết về các hậu quả của các hợp đồng khai mỏ là gây sự tổn hại môi trường, nguy hại tới các sắc dân thiểu số và ngay cả đe dọa tới an ninh quốc gia, đã thúc đẩy một cuộc phản đối chưa từng có từ trước tới nay, một biến cô hiếm hoi trong một quốc gia cộng sản độc đảng. Sự phản đối nầy cũng hiếm hoi trong một quốc gia độc đảng mà một cuộc phản đối như thế cũng được tường thuật trên hệ thống truyền thông do nhà nước làm chủ.

Sự can thiệp của tướng Giáp đã thúc đẩy 135 nhà trí thức ký tên vào một bản kiến nghị gới tới Quốc Hội kêu gọi chận đứng dự án khai thác bauxite.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đó đã mô tả “khai thác mỏ bauxite như là một chính sách lớn của đảng và nhà nước” đã cảm thấy ông ta không có sự lựa chọn nào hết ngoại trừ rút lui kế hoạch. Vào tháng trước, sau khi có một cuộc hội thảo về môi trường, thủ tướng Dũng đã đồng ý thu nhỏ bớt việc khai thác cho đến khi có một sự đánh giá về tác động của môi trường có thể được đưa ra.


Hiện giờ những người phản đối đang chất vấn hiệu quả kinh tế của mỏ bauxite, cho rằng việc chế biến bauxite đòi hỏi nhiều nước và phải có điện với giá rẻ, và Việt Nam thì đang đối mặt với sự thiếu hụt của cả hai thứ (điện và nước). Thêm vào các quan ngại về môi trường, một số người phê phán đã than phiền về sự hiện diện của hàng trăm công nhân Trung Quốc trong vùng Tây Nguyên chiến lược.

Giữa làn sóng của sự chỉ trích, vị Bộ trưởng môi trường của ông ta cũng tham gia, ông Dũng hiện đã và đang cho dừng công việc ở một mỏ bauxite, dầu vậy ông đã và đang cho phép công ty Chinalco tiến hành làm một mỏ khác.

Tướng Giáp có thể không chiến thắng ngay được trong trận chiến môi trường lần này, nhưng ông luôn luôn làm nên một cuộc đấu tranh rất mãnh liệt.

Nguồn: Blog NTN
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009




TƯ LIỆU VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRÊN DANH NHÂN VIỆT

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi tập hợp thành chín tư liệu đăng rãi rác trên Danh nhân Việt (http://danhnhanviet.blogspot.com) để thỉnh thoảng đọc lại.(Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, ảnh Internet)

1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp
2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy
3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam
4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học
5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự
6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại
7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm
8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968
9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân

Hoàng Kim
Nguồn: http://danhnhanviet.blogspot.com/2013/10/vo-nguyen-giap-vi-tuong-cua-long-dan.html

VIDEO YÊU THÍCH


Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ


Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Tập 01 - Đường Kách Mệnh


Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tập 1 (Phần 1)


Đại tướng Võ Nguyên Giáp tập 2 (phần 3)

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Không có nhận xét nào: